Lễ hội Đền Hùng – Con cháu Rồng tiên hướng về cội nguồn
Đăng lúc: 2025-02-25 09:05:00
|
Bởi: admin
|
Lượt xem: 71
|
Chuyên mục: Di tích thắng cảnh
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3”. Hầu như người Việt Nam nào cũng biết câu ca dao này, và hàng năm cứ đến 10/3 Âm lịch là mọi con dân đất Việt đều hướng đến đất Tổ Phú Thọ, tưởng niệm các vua Hùng trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Triều đại Hùng Vương
Theo truyền thuyết, triều đại Hùng Vương có 18 đời vua. Hùng Vương thứ nhất lên ngôi vào năm 2879 trước Công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, truyền đời đến năm 258 trước Công nguyên thì mất ngôi vào tay Thục Phán An Dương Vương.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra 100 người con, một người lên ngôi gọi là Hùng Vương, các vua sau nối ngôi cũng được gọi là Hùng Vương. Theo Ngọc phả Hùng Vương, vua Hùng đầu tiên là Kinh Dương Vương. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Kinh Dương Vương. Tuy nhiên, vài ý kiến cho rằng Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày giỗ vua Hùng thứ 18, người cuối cùng của triều đại. Phán đoán này dựa trên nội dung tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940), đang được đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng. Bia ghi: ”Trước đây, ngày quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ Lễ ấn định ngày mồng 10 tháng Ba hằng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18-02-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL-CTN công nhận Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Hai lần Bác Hồ về thăm Đền Hùng, lần đầu tiên vào ngày 19/9/1954 và lần thứ hai vào ngày 19/8/1962. Tại đây, Bác đã ân cần căn dặn đồng bào, chiến sĩ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.
Năm 1990, Đảng và Nhà nước ta đã chính thức quyết định lấy Ngày Giỗ Tổ hằng năm là ngày lễ lớn của đất nước. Năm 2001, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT, quy định cụ thể về việc tổ chức lễ Giỗ Tổ trên cả nước. Theo văn bản này, lễ Giỗ Tổ được gọi là Quốc Giỗ được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, ở nơi thờ tự chính thức của các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ. Trong ngày lễ này, nhân dân ở khắp mọi miền đất nước, người Việt Nam ở nước ngoài có thể hành hương về miền Đất Tổ để cúng giỗ.
Đoàn kết toàn dân – Hướng về cội nguồn
Trong ngày Giỗ Tổ, ở khắp mọi miền đất nước, triệu triệu trái tim người Việt đều hướng về đất Tổ tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công khai sơn trị thủy, gây dựng cơ đồ, bảo vệ giang sơn gấm vóc. Cùng với Phú Thọ, nhiều địa phương trong cả nước, nơi có đền thờ Vua Hùng và hàng ngàn ngôi đền khác trên khắp Việt Nam cũng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ công ơn công đức Tổ Tiên.
Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Trong tiếng nhạc lễ linh thiêng, cùng tiếng chiêng, tiếng trống vang vọng khắp núi Nghĩa Lĩnh hòa vào dòng người khiến cho không khí ngày chính lễ càng thêm trang nghiêm. Theo sau là các thiếu nữ mặc áo dài đỏ mang hương, hoa, lễ vật và 100 con Lạc, cháu Hồng trong trang phục cổ, tay giương cao cờ hội, thể hiện sức sống mãnh liệt của dòng giống Tiên Rồng, cùng đoàn rước kiệu dâng lễ vật hương, hoa, bánh chưng, bánh giầy gắn liền với truyền thuyết về vị hoàng tử Lang Liêu và quan niệm Trời tròn-Đất vuông của cha ông ta. Với mỗi người dân Việt Nam, dù già hay trẻ, dù ở miền ngược hay miền xuôi, câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10/3” đã ăn sâu vào trong tiềm thức.
Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội tôn vinh giá trị truyền thống là Quốc lễ trong tâm thức người Việt, mang trong mình ý nghĩa vô cùng to lớn. Hình tượng Hùng Vương là sự hun đúc của truyền thống văn hóa cao đẹp, là đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chỉ có trong văn hóa Việt Nam, được gìn giữ suốt mấy nghìn năm lịch sử. Người Việt đi tới đâu, cũng luôn ghi nhớ: “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Giỗ Tổ Hùng Vương là một hoạt động mang tính truyền thống, có ý nghĩa giáo dục đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Ðó là sự khẳng định tinh thần yêu nước, hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn, là động lực tinh thần góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cùng vượt qua những gian lao, khắc nghiệt của chiến tranh, thiên tai, hoạn nạn...; củng cố niềm tin cho cộng đồng để cùng nhau hướng tới tương lai, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.
Hấp dẫn cho du lịch di sản văn hoá đất Tổ
Chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sỹ cả nước và kiều bào ở nước ngoài tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng vào sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch). Ngay từ sáng sớm, khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu Khu Di tích Lịch sử Đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3. Dẫn đầu là đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trung ương đến địa phương và đông đảo người dân khắp mọi miền đất nước đã tề tựu trước sân hành lễ của Khu di tích Đền Hùng để dâng lễ, thắp hươn, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công khai sơn trị thủy, gây dựng cơ đồ, bảo vệ giang sơn gấm vóc.
Rất đông con cháu Lạc Hồng từ khắp mọi miền Tổ quốc cũng đã về đây tham dự lễ Giỗ Tổ, mọi người hòa vào nhau trong bầu không khí thật ấm ấp, trang nghiêm và thành kính.
Còn với ông Dương Đức Tường (thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), đây là lần đầu tiên được về với Đền Hùng, được thắp nén hương thơm tưởng nhớ công đức Tổ tiên. Ông chia sẻ: “Tôi có cảm tưởng như mình là những người con của mẹ Âu Cơ theo cha xuống biển, hôm nay được quay trở về sum vầy tại Đền Hùng.”
Nhiều gia đình 3, 4 thế hệ từ phương xa cũng đã cùng nhau về với đất Tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng và sẽ dừng chân nhiều ngày tại Phú Thọ để tham quan vãn cảnh, tìm hiểu những di sản văn hóa độc đáo, thưởng thức những sản vật của địa phương. Trong đó, hai di sản văn hóa đã được UNESCO vinh danh là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ khai thác thêm các khu điểm du lịch, sản phẩm du lịch khác để tạo thêm sức hấp dẫn cho hành trình về nguồn của du khách. Cùng với tour du lịch đến thăm các điểm ở thành phố Việt Trì, du khách có lựa chọn với lộ trình từ đền Hùng đến các địa điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh như: đền Tam Giang, đồi chè Long Cốc, khu du lịch Wynham Thanh Thủy, Vườn Quốc gia Xuân Sơn…
Theo truyền thuyết, triều đại Hùng Vương có 18 đời vua. Hùng Vương thứ nhất lên ngôi vào năm 2879 trước Công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, truyền đời đến năm 258 trước Công nguyên thì mất ngôi vào tay Thục Phán An Dương Vương.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra 100 người con, một người lên ngôi gọi là Hùng Vương, các vua sau nối ngôi cũng được gọi là Hùng Vương. Theo Ngọc phả Hùng Vương, vua Hùng đầu tiên là Kinh Dương Vương. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Kinh Dương Vương. Tuy nhiên, vài ý kiến cho rằng Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày giỗ vua Hùng thứ 18, người cuối cùng của triều đại. Phán đoán này dựa trên nội dung tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940), đang được đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng. Bia ghi: ”Trước đây, ngày quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ Lễ ấn định ngày mồng 10 tháng Ba hằng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”.

Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân ngày 6 tháng 3 năm Giáp Thìn
Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán - An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”. Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay khi mới lên ngôi, đã từng bước xác lập “ngọc phả” về thời đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước. Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò các vua Hùng trong việc xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm, người Việt dành một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng nên đất nước.Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18-02-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL-CTN công nhận Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Hai lần Bác Hồ về thăm Đền Hùng, lần đầu tiên vào ngày 19/9/1954 và lần thứ hai vào ngày 19/8/1962. Tại đây, Bác đã ân cần căn dặn đồng bào, chiến sĩ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.
Năm 1990, Đảng và Nhà nước ta đã chính thức quyết định lấy Ngày Giỗ Tổ hằng năm là ngày lễ lớn của đất nước. Năm 2001, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT, quy định cụ thể về việc tổ chức lễ Giỗ Tổ trên cả nước. Theo văn bản này, lễ Giỗ Tổ được gọi là Quốc Giỗ được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, ở nơi thờ tự chính thức của các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ. Trong ngày lễ này, nhân dân ở khắp mọi miền đất nước, người Việt Nam ở nước ngoài có thể hành hương về miền Đất Tổ để cúng giỗ.

Lễ rước kiệu về Đền Hùng
Từ đó đến nay, dù trong những năm tháng kháng chiến cứu nước cũng như sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10 tháng 3 hằng năm chính quyền, nhân dân và cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, tùy theo điều kiện từng địa phương, con cháu có thể tổ chức nghi thức giỗ, cùng hướng về vùng trung du phía Bắc, nơi đặt đền thờ các Vua Hùng để tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn chung của cả dân tộc tưởng nhớ các Vua Hùng.Đoàn kết toàn dân – Hướng về cội nguồn
Trong ngày Giỗ Tổ, ở khắp mọi miền đất nước, triệu triệu trái tim người Việt đều hướng về đất Tổ tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công khai sơn trị thủy, gây dựng cơ đồ, bảo vệ giang sơn gấm vóc. Cùng với Phú Thọ, nhiều địa phương trong cả nước, nơi có đền thờ Vua Hùng và hàng ngàn ngôi đền khác trên khắp Việt Nam cũng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ công ơn công đức Tổ Tiên.
Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Trong tiếng nhạc lễ linh thiêng, cùng tiếng chiêng, tiếng trống vang vọng khắp núi Nghĩa Lĩnh hòa vào dòng người khiến cho không khí ngày chính lễ càng thêm trang nghiêm. Theo sau là các thiếu nữ mặc áo dài đỏ mang hương, hoa, lễ vật và 100 con Lạc, cháu Hồng trong trang phục cổ, tay giương cao cờ hội, thể hiện sức sống mãnh liệt của dòng giống Tiên Rồng, cùng đoàn rước kiệu dâng lễ vật hương, hoa, bánh chưng, bánh giầy gắn liền với truyền thuyết về vị hoàng tử Lang Liêu và quan niệm Trời tròn-Đất vuông của cha ông ta. Với mỗi người dân Việt Nam, dù già hay trẻ, dù ở miền ngược hay miền xuôi, câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10/3” đã ăn sâu vào trong tiềm thức.

Hàng triệu lượt du khách hướng về cội nguồn trong ngày Giỗ Tổ
Tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng. Giỗ Tổ Hùng Vương mãi mãi là biểu tượng của tinh thần dân tộc, cội nguồn sức mạnh, là cầu nối hữu hình cho niềm tin, niềm tự hào của người Việt về quá khứ hào hùng và hướng đến tương lai.Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội tôn vinh giá trị truyền thống là Quốc lễ trong tâm thức người Việt, mang trong mình ý nghĩa vô cùng to lớn. Hình tượng Hùng Vương là sự hun đúc của truyền thống văn hóa cao đẹp, là đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chỉ có trong văn hóa Việt Nam, được gìn giữ suốt mấy nghìn năm lịch sử. Người Việt đi tới đâu, cũng luôn ghi nhớ: “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Giỗ Tổ Hùng Vương là một hoạt động mang tính truyền thống, có ý nghĩa giáo dục đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Ðó là sự khẳng định tinh thần yêu nước, hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn, là động lực tinh thần góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cùng vượt qua những gian lao, khắc nghiệt của chiến tranh, thiên tai, hoạn nạn...; củng cố niềm tin cho cộng đồng để cùng nhau hướng tới tương lai, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.
Hấp dẫn cho du lịch di sản văn hoá đất Tổ
Chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sỹ cả nước và kiều bào ở nước ngoài tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng vào sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch). Ngay từ sáng sớm, khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu Khu Di tích Lịch sử Đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3. Dẫn đầu là đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trung ương đến địa phương và đông đảo người dân khắp mọi miền đất nước đã tề tựu trước sân hành lễ của Khu di tích Đền Hùng để dâng lễ, thắp hươn, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công khai sơn trị thủy, gây dựng cơ đồ, bảo vệ giang sơn gấm vóc.

Các cháu học sinh được tìm hiểu lịch sử triều đại Hùng Vương
Có mặt tại Đền Hùng từ rất sớm, gia đình bà Trần Thị Cẩm (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Bà) sửa soạn lễ vật được chế biến từ nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà để dâng cúng các vua Hùng. Bà Cẩm cho biết, hằng năm, con cháu trong gia đình lại sum họp làm mâm cơm giỗ Tổ, năm nay gia đình bà về Đền Hùng để dâng lễ. Theo bà Cẩm đây cũng là dịp để gia đình trở với về cội nguồn dân tộc và ôn lại truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn,” tri ân các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.Rất đông con cháu Lạc Hồng từ khắp mọi miền Tổ quốc cũng đã về đây tham dự lễ Giỗ Tổ, mọi người hòa vào nhau trong bầu không khí thật ấm ấp, trang nghiêm và thành kính.
Còn với ông Dương Đức Tường (thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), đây là lần đầu tiên được về với Đền Hùng, được thắp nén hương thơm tưởng nhớ công đức Tổ tiên. Ông chia sẻ: “Tôi có cảm tưởng như mình là những người con của mẹ Âu Cơ theo cha xuống biển, hôm nay được quay trở về sum vầy tại Đền Hùng.”
Nhiều gia đình 3, 4 thế hệ từ phương xa cũng đã cùng nhau về với đất Tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng và sẽ dừng chân nhiều ngày tại Phú Thọ để tham quan vãn cảnh, tìm hiểu những di sản văn hóa độc đáo, thưởng thức những sản vật của địa phương. Trong đó, hai di sản văn hóa đã được UNESCO vinh danh là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ khai thác thêm các khu điểm du lịch, sản phẩm du lịch khác để tạo thêm sức hấp dẫn cho hành trình về nguồn của du khách. Cùng với tour du lịch đến thăm các điểm ở thành phố Việt Trì, du khách có lựa chọn với lộ trình từ đền Hùng đến các địa điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh như: đền Tam Giang, đồi chè Long Cốc, khu du lịch Wynham Thanh Thủy, Vườn Quốc gia Xuân Sơn…

Chương trình múa rối nước đặc sắc thu hút đông đảo người xem tại đền Hùng
Ông Hồ Đại Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, để chuẩn bị chu đáo cho ngày Giỗ Tổ, hướng tới xây dựng một lễ hội mẫu mực cho cả nước, tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực chỉ đạo bảo đảm lễ hội được tổ chức chu đáo, an toàn với phần lễ trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng sâu sắc. Phần hội kết hợp hài hòa các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại, các sự kiện thể thao và du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng đất Tổ. Mục tiêu của tỉnh tạo ra các tour du lịch hướng tới những đối tượng khách khác nhau như học sinh, sinh viên, đoàn khách, khách quốc tế, đồng thời tăng thêm giá trị hấp dẫn cho sản phẩm. Để du khách đến Phú Thọ không chỉ dừng chân ở đền Hùng, lấy đền Hùng, thành phố Việt Trì làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác trong tỉnh; nhằm mang tới cho du khách một chuỗi các giá trị văn hóa trải nghiệm. Trong đó điểm du lịch cộng đồng Hùng Lô là một trong những điểm đến thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.