ĐƯỢM VỊ NGỌT MÙA LÊ VÙNG CAO GIANG MA (LAI CHÂU)
Đăng lúc: 2024-07-16 12:07:00
|
Bởi: admin
|
Lượt xem: 1089
|
Chuyên mục: Di tích thắng cảnh
Ấn tượng với những trái lê ở xã Giang Ma có vị ngọt thơm, giòn và thanh mát, lại được trải nghiệm ngắm nhìn và chụp ảnh bên những chùm lê sai trĩu quả làm kỷ niệm - Đó là chia sẻ của nhiều du khách khi tham dự Ngày hội hái lê lần thứ nhất năm 2024 diễn ra tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường.
Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ, xã Giang Ma, huyện Tam Đường được đánh giá là vùng đất tiềm năng để trồng các loại cây ăn quả ôn đới như: đào, lê, mận. Khai thác lợi thế sẵn có, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân các bản trên địa bàn tích cực chuyển đổi diện tích đất vườn, đồi kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, trong đó có lê, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Là năm đầu tiên tổ chức Ngày hội hái lê lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Vị ngọt quả lê Giang Ma”. Đã thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về tham quan, thưởng thức và trải nghiệm hái lê.
Những ngày đầu tháng 7, trên địa bàn huyện Tam Đường thu hút đông đảo du khách thập phương về dự Ngày hội hái lê. Qua đây, nhằm giới thiệu, quảng bá quả lê của xã Giang Ma, tôn vinh những người trồng lê nói chung, xã Giang Ma nói riêng; tạo cơ hội cho những người trồng lê giao lưu học hỏi, tìm hiểu, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây lê; tạo ra các sản phẩm có giá trị cao từ quả lê. Từ đó, quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP lê Giang Ma với vị ngọt, giòn, thơm, ngon, an toàn, tốt cho sức khỏe sẽ đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Gia đình anh Giàng A Sang – bản Bãi Bằng là một trong những hộ đi đầu trong việc trồng cây lê theo hướng hữu cơ sạch, an toàn. Hiện nay gia đình có hơn 300 cây lê, trong đó có 200 cây cho thu hoạch; năm 2023 thu nhập từ cây lê mang về cho vợ chồng anh trên 80 triệu đồng. Để sản phẩm quả lê của gia đình có thương hiệu, nhãn hiệu, tạo niềm tin với người dân trong tỉnh và du khách ngoài tỉnh, anh Sang phối hợp với Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) xây dựng thành công nhãn hiệu lê Tam Đường được Cục sở hữu trí tuệ chứng nhận năm 2023.
Anh Sang hồ hởi: “Gia đình tôi trồng lê hơn 10 năm rồi. Từ khi được công nhận sản phẩm lê Giang Ma là đặc sản của huyện, quả lê sạch, mọi người ưa chuộng hơn. Năm nay, các thương lái đến tận vườn mua; du khách vào vườn trải nghiệm, mua nhiều. Từ đầu vụ đến giờ, bán được 42 triệu đồng. Để đảm bảo theo tiêu chí sạch, tôi tuân thủ quy trình kỹ thuật, bón phân hữu cơ, phân vi sinh; phòng chống sâu bệnh hại cho cây bằng phương pháp dân gian, không sử dụng thuốc hoá học”.
Vườn lê của gia đình anh Giàng A Phử - bản Giang Ma được chọn là nơi để tổ chức thi thu hoạch lê tại lễ hội hái lê của xã. Tại đây, các đội thi hái những quả lê to tròn, vỏ căng mọng dưới sự chứng kiến, hô hào của du khách và người dân trong bản. Không khí trong vườn trở nên nhộn nhịp hơn khi từng đội đua nhau về thời gian.
Ngày hội có nhiều hoạt động độc đáo, hấp dẫn như: Thi hái quả; giới thiệu và trưng bày mâm quả; cắt tỉa lê nghệ thuật; tôn vinh người trồng lê tiêu biểu; trải nghiệm vườn lê; cùng các hoạt động thi giã bánh giầy, thi kéo co, giao lưu trò chơi dân gian, văn nghệ; trình diễn nghề thêu hoa văn trên vải, vẽ sáp ong; trưng bày nhạc cụ, nông cụ, sản phẩm lê, rau củ quả, cây dược liệu...
Các hoạt động mang đến những trải nghiệm thú vị, khó quên và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách và người dân. Đặc biệt, hoạt động tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức về việc xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường trong cộng đồng xã hội, để Giang Ma sẽ là điểm đến mới đầy hấp dẫn đối với du khách.
Giang Ma là xã vùng cao nằm giữa trung tâm huyện Tam Đường kết nối với thành phố Lai Châu, có trên 90% người dân sinh sống là đồng bào dân tộc H'Mông, còn lại là dân tộc Dao và một số dân tộc khác. Xã có giao thông đi lại thuận lợi, địa hình cao trên 1.000m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển cây trồng ôn đới, các loại cây dược liệu quý như: Sâm Lai Châu, tam thất, Thất diệp nhất chi hoa... đặc biệt là các loại cây ăn quả ôn đới như: Lê, mận, đào, hồng...
Ngày hội hái lê xã Giang Ma lần đầu tiên được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm quả Lê xã Giang Ma, quy trình trồng và chăm sóc cây Lê gắn với xây dựng sản phẩm du lịch, trải nghiệm, để hướng tới thông điệp sản xuất nông sản sạch gắn với bảo vệ môi trường, góp phần phục hồi, duy trì hệ sinh thái tự nhiên bền vững, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.
Tại ngày hội, UBND huyện Tam Đường trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao cho sản phẩm lê Giang Ma của Tổ hợp tác chăm sóc, phát triển lê và liên kết tiêu thụ sản phẩm quả lê xã Giang Ma.
Ban Tổ chức tặng Giấy Chứng nhận cho 3 gia đình có thành tích tiêu biểu trong công tác trồng, chăm sóc và phát triển cây lê trên địa bàn xã Giang Ma.

Trải nghiệm, thưởng thức hái lê tại vườn thu hút đông đảo người dân và du khách
Những ngày đầu tháng 7, trên địa bàn huyện Tam Đường thu hút đông đảo du khách thập phương về dự Ngày hội hái lê. Qua đây, nhằm giới thiệu, quảng bá quả lê của xã Giang Ma, tôn vinh những người trồng lê nói chung, xã Giang Ma nói riêng; tạo cơ hội cho những người trồng lê giao lưu học hỏi, tìm hiểu, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây lê; tạo ra các sản phẩm có giá trị cao từ quả lê. Từ đó, quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP lê Giang Ma với vị ngọt, giòn, thơm, ngon, an toàn, tốt cho sức khỏe sẽ đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Gia đình anh Giàng A Sang – bản Bãi Bằng là một trong những hộ đi đầu trong việc trồng cây lê theo hướng hữu cơ sạch, an toàn. Hiện nay gia đình có hơn 300 cây lê, trong đó có 200 cây cho thu hoạch; năm 2023 thu nhập từ cây lê mang về cho vợ chồng anh trên 80 triệu đồng. Để sản phẩm quả lê của gia đình có thương hiệu, nhãn hiệu, tạo niềm tin với người dân trong tỉnh và du khách ngoài tỉnh, anh Sang phối hợp với Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) xây dựng thành công nhãn hiệu lê Tam Đường được Cục sở hữu trí tuệ chứng nhận năm 2023.

Ấn tượng với những trái lê ở xã Giang Ma có vị ngọt thơm, thanh mát và giòn
Anh Sang hồ hởi: “Gia đình tôi trồng lê hơn 10 năm rồi. Từ khi được công nhận sản phẩm lê Giang Ma là đặc sản của huyện, quả lê sạch, mọi người ưa chuộng hơn. Năm nay, các thương lái đến tận vườn mua; du khách vào vườn trải nghiệm, mua nhiều. Từ đầu vụ đến giờ, bán được 42 triệu đồng. Để đảm bảo theo tiêu chí sạch, tôi tuân thủ quy trình kỹ thuật, bón phân hữu cơ, phân vi sinh; phòng chống sâu bệnh hại cho cây bằng phương pháp dân gian, không sử dụng thuốc hoá học”.
Vườn lê của gia đình anh Giàng A Phử - bản Giang Ma được chọn là nơi để tổ chức thi thu hoạch lê tại lễ hội hái lê của xã. Tại đây, các đội thi hái những quả lê to tròn, vỏ căng mọng dưới sự chứng kiến, hô hào của du khách và người dân trong bản. Không khí trong vườn trở nên nhộn nhịp hơn khi từng đội đua nhau về thời gian.
Ngày hội có nhiều hoạt động độc đáo, hấp dẫn như: Thi hái quả; giới thiệu và trưng bày mâm quả; cắt tỉa lê nghệ thuật; tôn vinh người trồng lê tiêu biểu; trải nghiệm vườn lê; cùng các hoạt động thi giã bánh giầy, thi kéo co, giao lưu trò chơi dân gian, văn nghệ; trình diễn nghề thêu hoa văn trên vải, vẽ sáp ong; trưng bày nhạc cụ, nông cụ, sản phẩm lê, rau củ quả, cây dược liệu...

Nhiều vườn lê ở Giang Ma đã mang lại cho người trồng thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm
Các hoạt động mang đến những trải nghiệm thú vị, khó quên và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách và người dân. Đặc biệt, hoạt động tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức về việc xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường trong cộng đồng xã hội, để Giang Ma sẽ là điểm đến mới đầy hấp dẫn đối với du khách.
Giang Ma là xã vùng cao nằm giữa trung tâm huyện Tam Đường kết nối với thành phố Lai Châu, có trên 90% người dân sinh sống là đồng bào dân tộc H'Mông, còn lại là dân tộc Dao và một số dân tộc khác. Xã có giao thông đi lại thuận lợi, địa hình cao trên 1.000m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển cây trồng ôn đới, các loại cây dược liệu quý như: Sâm Lai Châu, tam thất, Thất diệp nhất chi hoa... đặc biệt là các loại cây ăn quả ôn đới như: Lê, mận, đào, hồng...

Ban tổ chức trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao cho sản phẩm lê Giang Ma
Ngày hội hái lê xã Giang Ma lần đầu tiên được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm quả Lê xã Giang Ma, quy trình trồng và chăm sóc cây Lê gắn với xây dựng sản phẩm du lịch, trải nghiệm, để hướng tới thông điệp sản xuất nông sản sạch gắn với bảo vệ môi trường, góp phần phục hồi, duy trì hệ sinh thái tự nhiên bền vững, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.
Tại ngày hội, UBND huyện Tam Đường trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao cho sản phẩm lê Giang Ma của Tổ hợp tác chăm sóc, phát triển lê và liên kết tiêu thụ sản phẩm quả lê xã Giang Ma.
Ban Tổ chức tặng Giấy Chứng nhận cho 3 gia đình có thành tích tiêu biểu trong công tác trồng, chăm sóc và phát triển cây lê trên địa bàn xã Giang Ma.