CẦN TIN TƯỞNG VÀ TRAO “TẤM HỘ CHIẾU” VĂN HÓA CHO THANH NIÊN
Đăng lúc: 2025-02-25 13:58:00
|
Bởi: admin
|
Lượt xem: 112
|
Chuyên mục: Phát triển
Trong bối cảnh phát triển đất nước nhanh và mạnh mẽ như hiện nay, bản sắc văn hóa trong mỗi thanh niên Việt Nam chính là sự khẳng định tấm hộ chiếu văn hóa quốc gia trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế. Để hiện thực hóa nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh động lực bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước, thanh niên cần xác định họ chính là nguồn lực quan trọng và mạnh mẽ nhất trong cảm thụ và sáng tạo văn hóa.
Trong kỷ nguyên số, mỗi thanh niên chính là cầu nối văn hóa giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, không chỉ việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà còn có trách nhiệm Chấn Hưng văn hóa, hiện đại hóa văn hóa dân tộc. Với tình yêu và sự sáng tạo không ngừng nghỉ, nhiều người Việt trẻ đang đi tiên phong trong việc đánh thức những di sản văn hóa truyền thống, khai thác và sản xuất những sản phẩm mới, lan tỏa trong không gian thế giới số không biên giới trước sự sự cổ vũ, khuyến khích của đông đảo công chúng trong nước và quốc tế. Với sức mạnh của các nền tảng công nghệ số và truyền thông, mở ra cơ hội mới để lớp trẻ Việt cùng những ý tưởng sáng tạo độc đáo, táo bạo biến những giá trị văn hóa lịch sử, cũ trở nên hấp dẫn tạo thành những trào lưu, xu hướng hợp thời và cũng chính các bạn đang trở thành các “đại sứ” văn hóa quan trọng, đem văn hóa Việt Nam ra đến thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” và câu nói nổi tiếng này cho thấy thanh niên có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước là tương lai của đất nước. Chúng ta biết rằng văn hóa là quá trình chuyển tiếp thế hệ từ đời này sang đời khác và để cho ngày hôm nay chúng ta có được cái gọi là bản sắc văn hóa Việt Nam thì cũng đã trải qua bao nhiêu thế hệ thanh niên gìn giữ và phát huy những giá trị của nó. Thanh niên ngày nay cũng như vậy. Trách nhiệm của họ rất là lớn lao trong bảo vệ văn hóa truyền thống đồng thời mình phát huy được những cái giá trị phù hợp với yêu cầu của một cái thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong thời đại ngày nay, văn hóa là sức mạnh mềm, hội tụ mọi giá trị vật chất, tinh thần và công nghệ. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, sức mạnh mềm xuyên qua các biên giới quốc gia để đến với từng con người, từng nhóm xã hội không phân biệt vùng miền, lãnh thổ. Thanh niên không chỉ phải thể hiện tình yêu với văn hóa truyền thống mà còn phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, khai thác và tận dụng những thành tựu từ công nghệ hiện đại để tạo nên “bệ phóng”, đưa những cái giá trị văn hóa Việt Nam trở thành mạnh mẽ hơn. Bản sắc văn hóa cũng không chỉ là những giá trị cũ kỹ mà nó phải là giá trị của thời đại ngày hôm nay khi mang hơi thở của cuộc sống hiện đại, hòa chung trong công cuộc Đổi mới và phát triển đất nước.
Lợi thế của các thế hệ thanh niên mới, đó là các bạn sinh ra và trưởng thành trong thời kỳ đầu cách mạng 4.0, là “công dân 4.0” và “công dân toàn cầu”… Các thế hệ thanh niên trước đây không có được điều kiện và lợi thế này. Các bạn trẻ hiện nay lại có một cái tâm lý vô cùng nhanh nhậy, thích ứng nhanh với sự thay đổi, phát triển công nghệ cho nên các bạn trẻ đã và đang có nhiều triển vọng tham gia tích cực vào quá trình khai thác thương mại cái giá trị văn hóa phục vụ khởi nghiệp, lập nghiệp và công cuộc xây dựng nền công nghiệp văn hóa quốc gia.
Thời gian gần đây, xu hướng thanh niên nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị văn hóa truyền thống ngày càng nhiều, từ những cái giá trị vật thể cho đến các cái giá trị phi vật thể. Thanh niên hoàn toàn chủ động trong các hoạt động này, thể hiện qua sự hình thành các hội nhóm hay cộng đồng cùng sở thích, đam mê nghiên cứu, lan tỏa các loại hình văn hóa truyền thống. Bên cạnh việc học tập, nghiên cứu, thanh niên qua góc nhìn hiện đại của mình đã cho ra đời nhiều sản phẩm văn hóa số có giá trị phản ánh bức tranh đa mầu, đa sắc của văn hóa Việt từ truyền thống đến hiện đại.
Không chỉ những nhân vật có tầm ảnh hưởng mà ngay cả những thanh niên bình thường cũng đến với sân chơi văn hóa số. Có những bạn trẻ chỉ “sau một đêm” cùng chiếc điện thoại thông mình của mình đã trở thành nổi tiếng với những sản phẩm văn hóa số độc đáo, chạm đến trái tim công chúng. Một thanh niên 9x là Kim Hoàng Tiến đã nảy sinh ý tưởng táo bạo khi viết, quay mv 63 ca khúc về 63 tỉnh/thành và những sản phẩm của anh đã trở thành luồng gió văn hóa mới trong thanh niên, truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên đến với văn hóa các vùng miền cả nước.
Khơi dậy sự tự tin trong thanh niên sự nghiên cứu, tìm tòi, khai thác trở lại với chất liệu văn hóa truyền thống và tạo nên các cái sản phẩm văn hóa số là một quá trình lâu dài và chuyên nghiệp. Mặc dù hiện nay các sản phẩm của thanh niên chủ yếu còn là sản phẩm “thô”, mang tính tự phát, ngẫu hứng nhưng thanh niên lại có nhiều lợi thế và tiềm năng hướng tới chuyên nghiệp. Trong thời gian tới đây, chắc chắn thanh niên sẽ biết khai thác công nghệ nhiều hơn, kể cả việc tận dụng nguồn lực trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra sản phẩm và sẽ hướng nhiều hơn đến công chúng quốc tế. Thực tế cũng đã chứng minh thời gian gần đây, có rất nhiều những cái ca khúc, điệu nhảy của các bạn trẻ Việt Nam nhưng mà lại truyền được cảm hứng rất nhiều cho bạn bè quốc tế, được họ yêu thích, thậm chí hát, nhảy theo những ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là những tín hiệu cho thấy văn hóa Việt Nam đủ sự thu hút, hấp dẫn trên trường quốc tế khi sự giao thoa, tiếp biến văn hóa toàn cầu đang trở thành xu thế mạnh mẽ.
Trong quá trình hiện đại hóa văn hóa, không ít người lẫn lộn giữa cổ điển và hiện đại, giữa cách tân và lai căng văn hoá, giữa “hội nhập” và “hòa tan”, giới trẻ Việt hay giới trẻ trên thế giới đều đứng trước khó khăn, thách thức này. Thực tế cho thấy khi “hòa tan” trong văn hóa chính là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa trong một thế giới ngày càng hội nhập sâu sắc. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, ngày càng mở rộng trên phạm vi không biên giới của không gian mạng. Sự “xâm lấn” văn hóa là có thật và quốc gia nào cũng cần trang bị “thuốc kháng sinh” cho thanh niên của mình. Việc rất nhiều thanh niên Nhật Bản hiện nay cũng rất hâm mộ những thần tượng Hàn Quốc, trong khi những thanh niên Hàn Quốc thì lại hâm mộ những thanh niên Mỹ là những điều bình thường. Tuy nhiên sự “hâm mộ” không có nghĩa là đánh mất bản sắc.
Chẳng hạn thanh niên Việt Nam cũng đã và đang bị hấp dẫn bởi những nền văn hóa khác đặc biệt là những cái giá trị văn hóa tương đồng, gắn liền xã hội hiện đại, những xu hướng trào lưu mới của thanh niên thế giới. Tuy nhiên trong giao lưu, học hỏi văn hóa, thanh niên cần có những suy nghĩ thấu đáo và tỉnh táo. Trong quá trình giao lưu, hội nhập, chúng ta chỉ được tôn trọng khi chúng ta là chúng ta, với những giá trị, bản sắc không đổi của văn hóa dân tộc. Còn ngược lại mọi sự lai căng, pha tạp đánh mất bản sắc thì chỉ mang tính học đòi, bắt chước và sẽ không bao giờ đạt được chân giá trị. Nhiệm vụ của thanh niên là học hỏi và làm giầu các giá trị văn hóa dân tộc, làm những giá trị đó trở nên hiện đại và hấp dẫn. Xu hướng “hòa tan” không đáng lo ngại mà cái lo ngại ở đây chính là thế hệ trẻ có thể hiện đại hóa được văn hóa truyền thống hay không, có thể nâng tầm giá trị và tạo nên bản lĩnh văn hóa chảy trong mỗi dòng máu của thanh niên Việt Nam hay không?
Để bắt đầu cho công cuộc Chấn hưng văn hóa Việt, thanh niên cần dựa trên các giá trị gốc để khai thác, phát huy. Cần khuyến khích thanh niên tham gia vào các hoạt động văn hóa, trên cơ sở dung nạp và thừa nhận tiểu văn hóa (văn hóa hiện đại) của các bạn trẻ. Các bạn trẻ sẽ mang lắng kính của văn hóa thanh niên hiện đại nhìn về truyền thống, gạn đục, khơi trong, khai thác, nâng tầm giá trị gốc tạo nên các sản phẩm văn hóa mới có tính đột phá, phù hợp với thời đại. Bên cạnh đó, xã hội cũng cần giúp thanh niên điều chỉnh những biểu hiện sai lệch về văn hóa, quản lý tốt khu vực truyền thông, các nền tảng mạng xã hội. Cần có cơ chế khuyến khích sự tham gia tích cực của thanh niên trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống như tạo các diễn đàn, các cuộc thi về sáng tạo văn hóa trên tiktok, facebook, youtube…khuyến khích thanh niên tạo ra các “bảo tàng số” lưu giữ các giá trị văn hóa Việt, tổ chức nhiều các loại hình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật số…
Quan trọng nhất trong công cuộc Chấn Hưng văn hóa là phải huy động được đông đảo thanh niên tham gia, phát huy được tình yêu và trí tuệ với nền văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời xã hội cần tin tưởng, trao trách nhiệm, trao cho thanh niên “tấm hộ chiếu” văn hóa Việt Nam trong thời đại mới – thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” và câu nói nổi tiếng này cho thấy thanh niên có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước là tương lai của đất nước. Chúng ta biết rằng văn hóa là quá trình chuyển tiếp thế hệ từ đời này sang đời khác và để cho ngày hôm nay chúng ta có được cái gọi là bản sắc văn hóa Việt Nam thì cũng đã trải qua bao nhiêu thế hệ thanh niên gìn giữ và phát huy những giá trị của nó. Thanh niên ngày nay cũng như vậy. Trách nhiệm của họ rất là lớn lao trong bảo vệ văn hóa truyền thống đồng thời mình phát huy được những cái giá trị phù hợp với yêu cầu của một cái thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong thời đại ngày nay, văn hóa là sức mạnh mềm, hội tụ mọi giá trị vật chất, tinh thần và công nghệ. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, sức mạnh mềm xuyên qua các biên giới quốc gia để đến với từng con người, từng nhóm xã hội không phân biệt vùng miền, lãnh thổ. Thanh niên không chỉ phải thể hiện tình yêu với văn hóa truyền thống mà còn phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, khai thác và tận dụng những thành tựu từ công nghệ hiện đại để tạo nên “bệ phóng”, đưa những cái giá trị văn hóa Việt Nam trở thành mạnh mẽ hơn. Bản sắc văn hóa cũng không chỉ là những giá trị cũ kỹ mà nó phải là giá trị của thời đại ngày hôm nay khi mang hơi thở của cuộc sống hiện đại, hòa chung trong công cuộc Đổi mới và phát triển đất nước.
Lợi thế của các thế hệ thanh niên mới, đó là các bạn sinh ra và trưởng thành trong thời kỳ đầu cách mạng 4.0, là “công dân 4.0” và “công dân toàn cầu”… Các thế hệ thanh niên trước đây không có được điều kiện và lợi thế này. Các bạn trẻ hiện nay lại có một cái tâm lý vô cùng nhanh nhậy, thích ứng nhanh với sự thay đổi, phát triển công nghệ cho nên các bạn trẻ đã và đang có nhiều triển vọng tham gia tích cực vào quá trình khai thác thương mại cái giá trị văn hóa phục vụ khởi nghiệp, lập nghiệp và công cuộc xây dựng nền công nghiệp văn hóa quốc gia.
Thời gian gần đây, xu hướng thanh niên nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị văn hóa truyền thống ngày càng nhiều, từ những cái giá trị vật thể cho đến các cái giá trị phi vật thể. Thanh niên hoàn toàn chủ động trong các hoạt động này, thể hiện qua sự hình thành các hội nhóm hay cộng đồng cùng sở thích, đam mê nghiên cứu, lan tỏa các loại hình văn hóa truyền thống. Bên cạnh việc học tập, nghiên cứu, thanh niên qua góc nhìn hiện đại của mình đã cho ra đời nhiều sản phẩm văn hóa số có giá trị phản ánh bức tranh đa mầu, đa sắc của văn hóa Việt từ truyền thống đến hiện đại.
Không chỉ những nhân vật có tầm ảnh hưởng mà ngay cả những thanh niên bình thường cũng đến với sân chơi văn hóa số. Có những bạn trẻ chỉ “sau một đêm” cùng chiếc điện thoại thông mình của mình đã trở thành nổi tiếng với những sản phẩm văn hóa số độc đáo, chạm đến trái tim công chúng. Một thanh niên 9x là Kim Hoàng Tiến đã nảy sinh ý tưởng táo bạo khi viết, quay mv 63 ca khúc về 63 tỉnh/thành và những sản phẩm của anh đã trở thành luồng gió văn hóa mới trong thanh niên, truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên đến với văn hóa các vùng miền cả nước.
Khơi dậy sự tự tin trong thanh niên sự nghiên cứu, tìm tòi, khai thác trở lại với chất liệu văn hóa truyền thống và tạo nên các cái sản phẩm văn hóa số là một quá trình lâu dài và chuyên nghiệp. Mặc dù hiện nay các sản phẩm của thanh niên chủ yếu còn là sản phẩm “thô”, mang tính tự phát, ngẫu hứng nhưng thanh niên lại có nhiều lợi thế và tiềm năng hướng tới chuyên nghiệp. Trong thời gian tới đây, chắc chắn thanh niên sẽ biết khai thác công nghệ nhiều hơn, kể cả việc tận dụng nguồn lực trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra sản phẩm và sẽ hướng nhiều hơn đến công chúng quốc tế. Thực tế cũng đã chứng minh thời gian gần đây, có rất nhiều những cái ca khúc, điệu nhảy của các bạn trẻ Việt Nam nhưng mà lại truyền được cảm hứng rất nhiều cho bạn bè quốc tế, được họ yêu thích, thậm chí hát, nhảy theo những ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là những tín hiệu cho thấy văn hóa Việt Nam đủ sự thu hút, hấp dẫn trên trường quốc tế khi sự giao thoa, tiếp biến văn hóa toàn cầu đang trở thành xu thế mạnh mẽ.
Trong quá trình hiện đại hóa văn hóa, không ít người lẫn lộn giữa cổ điển và hiện đại, giữa cách tân và lai căng văn hoá, giữa “hội nhập” và “hòa tan”, giới trẻ Việt hay giới trẻ trên thế giới đều đứng trước khó khăn, thách thức này. Thực tế cho thấy khi “hòa tan” trong văn hóa chính là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa trong một thế giới ngày càng hội nhập sâu sắc. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, ngày càng mở rộng trên phạm vi không biên giới của không gian mạng. Sự “xâm lấn” văn hóa là có thật và quốc gia nào cũng cần trang bị “thuốc kháng sinh” cho thanh niên của mình. Việc rất nhiều thanh niên Nhật Bản hiện nay cũng rất hâm mộ những thần tượng Hàn Quốc, trong khi những thanh niên Hàn Quốc thì lại hâm mộ những thanh niên Mỹ là những điều bình thường. Tuy nhiên sự “hâm mộ” không có nghĩa là đánh mất bản sắc.
Chẳng hạn thanh niên Việt Nam cũng đã và đang bị hấp dẫn bởi những nền văn hóa khác đặc biệt là những cái giá trị văn hóa tương đồng, gắn liền xã hội hiện đại, những xu hướng trào lưu mới của thanh niên thế giới. Tuy nhiên trong giao lưu, học hỏi văn hóa, thanh niên cần có những suy nghĩ thấu đáo và tỉnh táo. Trong quá trình giao lưu, hội nhập, chúng ta chỉ được tôn trọng khi chúng ta là chúng ta, với những giá trị, bản sắc không đổi của văn hóa dân tộc. Còn ngược lại mọi sự lai căng, pha tạp đánh mất bản sắc thì chỉ mang tính học đòi, bắt chước và sẽ không bao giờ đạt được chân giá trị. Nhiệm vụ của thanh niên là học hỏi và làm giầu các giá trị văn hóa dân tộc, làm những giá trị đó trở nên hiện đại và hấp dẫn. Xu hướng “hòa tan” không đáng lo ngại mà cái lo ngại ở đây chính là thế hệ trẻ có thể hiện đại hóa được văn hóa truyền thống hay không, có thể nâng tầm giá trị và tạo nên bản lĩnh văn hóa chảy trong mỗi dòng máu của thanh niên Việt Nam hay không?
Để bắt đầu cho công cuộc Chấn hưng văn hóa Việt, thanh niên cần dựa trên các giá trị gốc để khai thác, phát huy. Cần khuyến khích thanh niên tham gia vào các hoạt động văn hóa, trên cơ sở dung nạp và thừa nhận tiểu văn hóa (văn hóa hiện đại) của các bạn trẻ. Các bạn trẻ sẽ mang lắng kính của văn hóa thanh niên hiện đại nhìn về truyền thống, gạn đục, khơi trong, khai thác, nâng tầm giá trị gốc tạo nên các sản phẩm văn hóa mới có tính đột phá, phù hợp với thời đại. Bên cạnh đó, xã hội cũng cần giúp thanh niên điều chỉnh những biểu hiện sai lệch về văn hóa, quản lý tốt khu vực truyền thông, các nền tảng mạng xã hội. Cần có cơ chế khuyến khích sự tham gia tích cực của thanh niên trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống như tạo các diễn đàn, các cuộc thi về sáng tạo văn hóa trên tiktok, facebook, youtube…khuyến khích thanh niên tạo ra các “bảo tàng số” lưu giữ các giá trị văn hóa Việt, tổ chức nhiều các loại hình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật số…
Quan trọng nhất trong công cuộc Chấn Hưng văn hóa là phải huy động được đông đảo thanh niên tham gia, phát huy được tình yêu và trí tuệ với nền văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời xã hội cần tin tưởng, trao trách nhiệm, trao cho thanh niên “tấm hộ chiếu” văn hóa Việt Nam trong thời đại mới – thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.