NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI TRÊN CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
Đăng lúc: 2025-02-24 07:54:00
|
Bởi: admin
|
Lượt xem: 108
|
Chuyên mục: Tinh hoa nghề Việt
Trong lịch sử phát triển, thủ đô Hà Nội vinh dự là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá và là nơi hội tụ nhân tài, trí tuệ, tinh hoa của cả nước. Góp phần tạo nên diện mạo Hà Nội là sự phát triển đa dạng và phong phú của các ngành nghề truyền thống, không chỉ với ý nghĩa tạo ra giá trị của cải, vật chất cho cộng đồng và xã hội mà các ngành nghề truyền thống ngày càng đã trở thành một bộ phận quan trọng của bản sắc văn hoá Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Vài nét về nghề truyền thống Hà Nội
Nghề truyền thống ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng rất phong phú và đa dạng, có những nghề đã hình thành và tồn tại hàng trăm năm. Nhiều sản phẩm truyền thống đã từng nổi tiếng ở trong nước và thế giới. Lịch sử phát triển lâu dài của nó được thể hiện ở nhiều nghề truyền thống. Chẳng hạn như nghề gốm sứ Bát Tràng đã có trên 500 năm, nghề giấy Yên Thái, giấy sắc Nghĩa Đô, giấy dó An Cốc và Phong Khê có tuổi đời từ 500 đến gần 800 năm... Những nghề truyền thống thường được truyền theo phạm vi từng làng. Mỗi nghề bao giờ cũng có ông tổ của nghề được dân làng ghi công ơn và được thờ phụng từ đời này qua đời khác. Trong những làng nghề có nghề truyền thống thì ở đó đa số người dân đều biết làm nghề truyền thống, ngoài ra họ còn có thể phát triển những ngành nghề khác, nhưng những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nghề truyền thống.
Dân tộc ta có nhiều nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển nền văn hoá, văn minh Việt Nam. Quá trình phát triển ấy đã hình thành và mở mang hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của đời sống dân sinh. Thông thường hoạt động ngành nghề bắt đầu phát sinh từ một số gia đình, dần dần mở rộng ra nhiều gia đình và phát triển thành làng nghề, phố nghề.
Nhiều nghề, phố nghề của thủ đô Hà Nội đã nổi tiếng trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Ở các làng nghề, phố nghề đó không chỉ tập trung một hay nhiều nghề truyền thống, trở thành một trung tâm sản xuất, mà còn là nơi hội tụ các thợ giỏi và nghệ nhân tài năng, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắt chước được. Lịch sử phát triển phố nghề của Hà Nội luôn luôn gắn liền với lịch sử phát triển của kinh tế và văn hoá ở vùng đất này.
Tính đến hết năm 2021, Hà Nội có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống tiêu biểu được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã, trong đó có 48 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống, 270 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề (làng nghề sơn mài, khảm trai; làng nghề nón, mũ lá; làng nghề mây tre, giang đan; làng nghề chế biến lâm sản; làng nghề thêu ren; làng nghề dệt may; làng nghề da giày, khâu bóng; làng nghề cơ kim khí; làng nghề chạm, điêu khắc; làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm; làng nghề cây sinh vật cảnh và các làng nghề thuộc các ngành nghề khác, như gốm sứ, làm đàn …). [1]
Đối với những ngành nghề được xếp vào ngành nghề truyền thống nhất thiết phải có các yếu tố sau:
- Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta
- Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề
- Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo.
- Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam
- Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước là chủ yếu
- Sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam.
Như vậy có thể hiểu rằng: Nghề truyền thống là những nghề đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta, còn tồn tại đến ngày nay, bao gồm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.
Nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay phong phú, đa dạng, do vậy phân loại các nhóm nghề tương đối khó khăn bởi một số nghề có thể vừa thuộc nhóm này song cũng có thể vừa thuộc nhóm khác. Mặt khác, một số nghề đối với địa phương được coi là nghề truyền thống, nhưng trên phạm vi vĩ mô có khi chưa được coi là nghề truyền thống. Có nhiều cách phân loại khác nhau. có thể xem xét một số cách sau:
Phân loại theo trình độ kỹ thuật:
- Loại nghề có kỹ thuật đơn giản như đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm, làm gạch, nung vôi… Sản phẩm của những nghề này có tính chất thông dụng, rất phù hợp với một nền kinh tế tự cấp tự túc.
- Loại nghề có kỹ thuật phức tạp như các nghề: kim hoàn, đúc đồng, làm gốm, khảm gỗ, dệt lụa, thêu thùa… Các nghề này không chỉ có kỹ thuật công nghệ phức tạp, mà đòi hỏi ở người thợ sự sáng tạo và khéo léo.
Phân loại theo tính chất kinh tế:
- Loại nghề thường phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, đây là nghề phụ của hầu hết các gia đình nông dân, sản phẩm ít mang tính chất hàng hoá, chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ như: chế biến nông sản, sản xuất nông cụ như cày bừa, liềm hái…
- Loại nghề mà hoạt động của nó độc lập với quá trình sản xuất nông nghiệp. Những nghề này được phát triển bởi sự tiến bộ của trình độ kỹ thuật công nghệ và trình độ tay nghề của người thợ. Sản phẩm của nó thể hiện một trình độ nhất định của sự tách biệt giữa thủ công nghiệp với nông nghiệp, của tài năng sáng tạo vạ khéo léo của người thợ. Tiêu biểu là các sản phẩm nghề dệt, gốm, kim hoàn… Đặc biệt, các loại sản phẩm này khi ra đời đã trở thành hàng hoá, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, phát triển nghề truyền thống giữ một vai trò hết sức quan trọng. Sự phát triển của làng nghề truyền thống đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đứng trước tình thế khó khăn đó, các làng nghề đã tự tìm ra hướng đi riêng cho mình: phát triển nghề thủ công, di sản quý giá mà cha ông đã tạo lập và để lại cho đời sau.
Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nghề truyền thống hiện nay
Quá trình phát triển của làng nghề truyền thống chịu tác động của nhiều nhân tố và sự biến đổi trong từng thời kỳ và tác động theo chiều hướng khác nhau. Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhưng ngược lại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển.
* Thị trường
Phát triển làng nghề truyền thống trước hết phải xuất phát từ các nhu cầu của thị trường. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào thị trường và sự biến động của nó. Cần khẳng định ngay rằng, những nghề truyền thống dù chúng ta có yêu mến đến mấy nhưng nếu thị trường không có nhu cầu về những sản phẩm của nó thì chúng cũng không thể phát triển được. Thị trường và sự phát triển của thị trường đã tác động mạnh tới phương hướng phát triển, cách thức tổ chức sản xuất, cơ cấu sản phẩm, và là động lực thúc đẩy sản xuất của làng nghề truyền thống phát triển. Tuy nhiên, nếu thị trường không ổn định sẽ gây ra những khó khăn và bấp bênh cho sản xuất.
* Trình độ kỹ thuật và công nghệ
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm của làng nghề truyền thống phải mang tính cạnh tranh. Nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm là trình độ kỹ thuật và công nghệ. Thực tế, nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội nhờ mạnh dạn đổi mới công nghệ, thay đổi mẫu mã nên ngày càng phát triển.
Hiện nay, trình độ kỹ thuật và công nghệ của các làng nghề truyền thống Hà Nội rất khác nhau, nhưng nhìn chung còn ở trình độ thấp, công nghệ cổ truyền là phổ biến. Do đó, để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề truyền thống phải từng bước ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại.
* Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống các đường giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông. Thực tế ngày càng thấy rõ làng nghề truyền thống chỉ có thể phát triển mạnh ở những nơi có kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Đây là yếu tố có tác dụng tạo điều kiện, tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của làng nghề. Sự phát triển của yếu tố này sẽ đảm bảo vận chuyển và cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng giao lưu hàng hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Nguồn nhân lực
Nguồn lực của làng nghề truyền thống bao gồm những nghệ nhân, những người thợ thủ công và những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Khả năng cạnh tranh, sức sống của không ít sản phẩm làng nghề như: gốm sứ mỹ nghệ, khảm trai, sơn mài, chạm trổ gỗ… chủ yếu phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm, tay nghề của người lao động.
Ở mỗi làng nghề Hà Nội thường có những thợ cả, nghệ nhân bậc thầy, họ giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nghề, truyền nghề. Tuy nhiên, số lượng những người giỏi nghề ngày một ít đi. Trong khi đó, nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp được coi là bí mật, chỉ được truyền lại cho con cháu trong gia đình, dòng họ. Điều này cản trở không nhỏ đến chất lượng lao động trong các làng nghề, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bởi vậy, phát triển làng nghề Hà Nội tuỳ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội ngũ nghệ nhân của các làng nghề và việc truyền nghề cho những người lao động trẻ tuổi.
* Nguồn vốn
Đây là nguồn lực vật chất rất quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ. Vì vậy, sự phát triển của một làng nghề phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn huy động được. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh đều rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có nên đã làm hạn chế việc tăng trưởng sản xuất. Ngày nay, sự phát triển của thị trường luôn đòi hỏi một lực lượng vốn rất lớn để đáp ứng các nhu cầu phát triển. Song, đây vẫn là một khó khăn và cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền thành phố.
* Nguồn nguyên vật liệu
Trong những giai đoạn trước đây, nguồn nguyên vật liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống. Song hiện nay vấn đề này trở nên không quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống bởi việc hỗ trợ tích cực của các phương tiện giao thông và phương tiện kỹ thuật. Tuy nhiên, vấn đề khối lượng, chất lượng, chủng loại và khoảng cách của các nguồn nguyên liệu này vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Cho đến nay nguồn nguyên liệu cung cấp cho một số làng nghề truyền thống vẫn phong phú, đặc biệt là nguyên liệu cho các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm. Nhưng đối với nhiều làng nghề khác thì nguồn nguyên liệu lại là một khó khăn gây nhiều cản trở tới sản xuất vì nguồn nguyên vật liệu đang bị cạn dần đi không đủ để đáp ứng.
* Yếu tố truyền thống
Yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét văn hoá đặc trưng của từng vùng hay từng làng nghề, làm tăng giá trị nghệ thuật của sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, yếu tố truyền thống cũng phải được duy trì một cách có chọn lọc nhằm phát huy những mặt tích cực của nó phù hợp với những thay đổi của một xã hội hiện đại. Yếu tố truyền thống còn được hiểu thêm trên một khía cạnh khác, đó là những tập quán, luật lệ, quy ước của một làng nghề mà những người thợ của làng nghề đó bắt buộc phải tuân theo. Những tập quán và quy ước này đã có những tác động tích cực trong việc truyền nghề, dạy nghề, phổ biến kinh nghiệm sản xuất.
Xu hướng phát triển của nghề truyền thống Hà Nội
Với xu hướng thị trường hoá, quốc tế hoá nền kinh tế càng tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống phát triển theo hướng xuất khẩu thuận lợi hơn. Từ đó làng nghề truyền thống trong vùng sẽ chuyển từ thủ công nghiệp sang công nghiệp vừa và nhỏ hiện đại.
Trong điều kiện đổi mới như hiện nay, sở dĩ các làng nghề truyền thống được phục hồi và phát triển thể hiện rất rõ là xu hướng đổi mới ngành nghề theo nhu cầu của thị trường. Những làng nghề mới được hình thành trên cơ sở phát triển của các làng nghề truyền thống. Cho đến nay ở Hà Nội vẫn có nhiều làng nghề truyền thống vẫn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt hàng. Ví dụ như làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng với sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ, làng may mặc ở Cổ Nhuế…
Nghề truyền thống ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng rất phong phú và đa dạng, có những nghề đã hình thành và tồn tại hàng trăm năm. Nhiều sản phẩm truyền thống đã từng nổi tiếng ở trong nước và thế giới. Lịch sử phát triển lâu dài của nó được thể hiện ở nhiều nghề truyền thống. Chẳng hạn như nghề gốm sứ Bát Tràng đã có trên 500 năm, nghề giấy Yên Thái, giấy sắc Nghĩa Đô, giấy dó An Cốc và Phong Khê có tuổi đời từ 500 đến gần 800 năm... Những nghề truyền thống thường được truyền theo phạm vi từng làng. Mỗi nghề bao giờ cũng có ông tổ của nghề được dân làng ghi công ơn và được thờ phụng từ đời này qua đời khác. Trong những làng nghề có nghề truyền thống thì ở đó đa số người dân đều biết làm nghề truyền thống, ngoài ra họ còn có thể phát triển những ngành nghề khác, nhưng những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nghề truyền thống.

Làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội, ảnh: Internet
Dân tộc ta có nhiều nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển nền văn hoá, văn minh Việt Nam. Quá trình phát triển ấy đã hình thành và mở mang hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của đời sống dân sinh. Thông thường hoạt động ngành nghề bắt đầu phát sinh từ một số gia đình, dần dần mở rộng ra nhiều gia đình và phát triển thành làng nghề, phố nghề.
Nhiều nghề, phố nghề của thủ đô Hà Nội đã nổi tiếng trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Ở các làng nghề, phố nghề đó không chỉ tập trung một hay nhiều nghề truyền thống, trở thành một trung tâm sản xuất, mà còn là nơi hội tụ các thợ giỏi và nghệ nhân tài năng, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắt chước được. Lịch sử phát triển phố nghề của Hà Nội luôn luôn gắn liền với lịch sử phát triển của kinh tế và văn hoá ở vùng đất này.
Tính đến hết năm 2021, Hà Nội có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống tiêu biểu được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã, trong đó có 48 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống, 270 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề (làng nghề sơn mài, khảm trai; làng nghề nón, mũ lá; làng nghề mây tre, giang đan; làng nghề chế biến lâm sản; làng nghề thêu ren; làng nghề dệt may; làng nghề da giày, khâu bóng; làng nghề cơ kim khí; làng nghề chạm, điêu khắc; làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm; làng nghề cây sinh vật cảnh và các làng nghề thuộc các ngành nghề khác, như gốm sứ, làm đàn …). [1]
Đối với những ngành nghề được xếp vào ngành nghề truyền thống nhất thiết phải có các yếu tố sau:
- Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta
- Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề
- Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo.
- Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam
- Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước là chủ yếu
- Sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam.
Như vậy có thể hiểu rằng: Nghề truyền thống là những nghề đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta, còn tồn tại đến ngày nay, bao gồm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.
Nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay phong phú, đa dạng, do vậy phân loại các nhóm nghề tương đối khó khăn bởi một số nghề có thể vừa thuộc nhóm này song cũng có thể vừa thuộc nhóm khác. Mặt khác, một số nghề đối với địa phương được coi là nghề truyền thống, nhưng trên phạm vi vĩ mô có khi chưa được coi là nghề truyền thống. Có nhiều cách phân loại khác nhau. có thể xem xét một số cách sau:
Phân loại theo trình độ kỹ thuật:
- Loại nghề có kỹ thuật đơn giản như đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm, làm gạch, nung vôi… Sản phẩm của những nghề này có tính chất thông dụng, rất phù hợp với một nền kinh tế tự cấp tự túc.
- Loại nghề có kỹ thuật phức tạp như các nghề: kim hoàn, đúc đồng, làm gốm, khảm gỗ, dệt lụa, thêu thùa… Các nghề này không chỉ có kỹ thuật công nghệ phức tạp, mà đòi hỏi ở người thợ sự sáng tạo và khéo léo.
Phân loại theo tính chất kinh tế:
- Loại nghề thường phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, đây là nghề phụ của hầu hết các gia đình nông dân, sản phẩm ít mang tính chất hàng hoá, chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ như: chế biến nông sản, sản xuất nông cụ như cày bừa, liềm hái…
- Loại nghề mà hoạt động của nó độc lập với quá trình sản xuất nông nghiệp. Những nghề này được phát triển bởi sự tiến bộ của trình độ kỹ thuật công nghệ và trình độ tay nghề của người thợ. Sản phẩm của nó thể hiện một trình độ nhất định của sự tách biệt giữa thủ công nghiệp với nông nghiệp, của tài năng sáng tạo vạ khéo léo của người thợ. Tiêu biểu là các sản phẩm nghề dệt, gốm, kim hoàn… Đặc biệt, các loại sản phẩm này khi ra đời đã trở thành hàng hoá, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, phát triển nghề truyền thống giữ một vai trò hết sức quan trọng. Sự phát triển của làng nghề truyền thống đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đứng trước tình thế khó khăn đó, các làng nghề đã tự tìm ra hướng đi riêng cho mình: phát triển nghề thủ công, di sản quý giá mà cha ông đã tạo lập và để lại cho đời sau.
Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nghề truyền thống hiện nay
Quá trình phát triển của làng nghề truyền thống chịu tác động của nhiều nhân tố và sự biến đổi trong từng thời kỳ và tác động theo chiều hướng khác nhau. Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhưng ngược lại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển.

Nghề làm nón lá, ảnh: Internet
* Thị trường
Phát triển làng nghề truyền thống trước hết phải xuất phát từ các nhu cầu của thị trường. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào thị trường và sự biến động của nó. Cần khẳng định ngay rằng, những nghề truyền thống dù chúng ta có yêu mến đến mấy nhưng nếu thị trường không có nhu cầu về những sản phẩm của nó thì chúng cũng không thể phát triển được. Thị trường và sự phát triển của thị trường đã tác động mạnh tới phương hướng phát triển, cách thức tổ chức sản xuất, cơ cấu sản phẩm, và là động lực thúc đẩy sản xuất của làng nghề truyền thống phát triển. Tuy nhiên, nếu thị trường không ổn định sẽ gây ra những khó khăn và bấp bênh cho sản xuất.
* Trình độ kỹ thuật và công nghệ
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm của làng nghề truyền thống phải mang tính cạnh tranh. Nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm là trình độ kỹ thuật và công nghệ. Thực tế, nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội nhờ mạnh dạn đổi mới công nghệ, thay đổi mẫu mã nên ngày càng phát triển.
Hiện nay, trình độ kỹ thuật và công nghệ của các làng nghề truyền thống Hà Nội rất khác nhau, nhưng nhìn chung còn ở trình độ thấp, công nghệ cổ truyền là phổ biến. Do đó, để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề truyền thống phải từng bước ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại.
* Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống các đường giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông. Thực tế ngày càng thấy rõ làng nghề truyền thống chỉ có thể phát triển mạnh ở những nơi có kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Đây là yếu tố có tác dụng tạo điều kiện, tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của làng nghề. Sự phát triển của yếu tố này sẽ đảm bảo vận chuyển và cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng giao lưu hàng hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Nguồn nhân lực
Nguồn lực của làng nghề truyền thống bao gồm những nghệ nhân, những người thợ thủ công và những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Khả năng cạnh tranh, sức sống của không ít sản phẩm làng nghề như: gốm sứ mỹ nghệ, khảm trai, sơn mài, chạm trổ gỗ… chủ yếu phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm, tay nghề của người lao động.
Ở mỗi làng nghề Hà Nội thường có những thợ cả, nghệ nhân bậc thầy, họ giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nghề, truyền nghề. Tuy nhiên, số lượng những người giỏi nghề ngày một ít đi. Trong khi đó, nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp được coi là bí mật, chỉ được truyền lại cho con cháu trong gia đình, dòng họ. Điều này cản trở không nhỏ đến chất lượng lao động trong các làng nghề, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bởi vậy, phát triển làng nghề Hà Nội tuỳ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội ngũ nghệ nhân của các làng nghề và việc truyền nghề cho những người lao động trẻ tuổi.
* Nguồn vốn
Đây là nguồn lực vật chất rất quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ. Vì vậy, sự phát triển của một làng nghề phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn huy động được. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh đều rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có nên đã làm hạn chế việc tăng trưởng sản xuất. Ngày nay, sự phát triển của thị trường luôn đòi hỏi một lực lượng vốn rất lớn để đáp ứng các nhu cầu phát triển. Song, đây vẫn là một khó khăn và cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền thành phố.
* Nguồn nguyên vật liệu
Trong những giai đoạn trước đây, nguồn nguyên vật liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống. Song hiện nay vấn đề này trở nên không quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống bởi việc hỗ trợ tích cực của các phương tiện giao thông và phương tiện kỹ thuật. Tuy nhiên, vấn đề khối lượng, chất lượng, chủng loại và khoảng cách của các nguồn nguyên liệu này vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Cho đến nay nguồn nguyên liệu cung cấp cho một số làng nghề truyền thống vẫn phong phú, đặc biệt là nguyên liệu cho các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm. Nhưng đối với nhiều làng nghề khác thì nguồn nguyên liệu lại là một khó khăn gây nhiều cản trở tới sản xuất vì nguồn nguyên vật liệu đang bị cạn dần đi không đủ để đáp ứng.
* Yếu tố truyền thống
Yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét văn hoá đặc trưng của từng vùng hay từng làng nghề, làm tăng giá trị nghệ thuật của sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, yếu tố truyền thống cũng phải được duy trì một cách có chọn lọc nhằm phát huy những mặt tích cực của nó phù hợp với những thay đổi của một xã hội hiện đại. Yếu tố truyền thống còn được hiểu thêm trên một khía cạnh khác, đó là những tập quán, luật lệ, quy ước của một làng nghề mà những người thợ của làng nghề đó bắt buộc phải tuân theo. Những tập quán và quy ước này đã có những tác động tích cực trong việc truyền nghề, dạy nghề, phổ biến kinh nghiệm sản xuất.
Xu hướng phát triển của nghề truyền thống Hà Nội
Với xu hướng thị trường hoá, quốc tế hoá nền kinh tế càng tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống phát triển theo hướng xuất khẩu thuận lợi hơn. Từ đó làng nghề truyền thống trong vùng sẽ chuyển từ thủ công nghiệp sang công nghiệp vừa và nhỏ hiện đại.
Trong điều kiện đổi mới như hiện nay, sở dĩ các làng nghề truyền thống được phục hồi và phát triển thể hiện rất rõ là xu hướng đổi mới ngành nghề theo nhu cầu của thị trường. Những làng nghề mới được hình thành trên cơ sở phát triển của các làng nghề truyền thống. Cho đến nay ở Hà Nội vẫn có nhiều làng nghề truyền thống vẫn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt hàng. Ví dụ như làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng với sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ, làng may mặc ở Cổ Nhuế…

Nghề truyền thống, ảnh: Internet
Các làng nghề mới đã ra đời và phát triển từ nhiều phương thức khác nhau. Phổ biến nhất là sự phát triển lan toả của các làng nghề truyền thống sang các làng lân cận, hình thành nên nhiều làng nghề mới. Các làng nghề mới này cùng sản xuất các loại hàng hoá hoặc làm một vài công đoạn của làng nghề truyền thống. Chẳng hạn như làng gốm Xuân Quan (Hưng Yên) được hình thành do có nhiều người làm thuê cho Bát Tràng sau khi tích luỹ được một phần vốn và học được nghề đã về làng đầu tư mở lò gốm riêng. Từ đó gốm Xuân Quan dần dần được phát triển, sản phẩm đã đạt chất lượng cao, đáp ứng được thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, quá trình hiện đại hoá với sự áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã tạo ra một sự biến đổi rõ rệt cả về lượng và chất trong sản xuất của các làng nghề. Nhiều làng nghề truyền thống đã nâng cao năng lực sản xuất bằng việc áp dụng kỹ thuật hiện đại và đổi mới công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, hợp tác hoá với các đối tác trong và ngoài nước.
Xu hướng phát triển hình thức du lịch làng nghề cũng là một trong những xu hướng được quan tâm trong những năm qua. Mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và truyền thuyết riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng. Việc du khảo các làng nghề truyền thống là để thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng kinh tế, văn hoá của mỗi vùng. Vì vậy phát triển du lịch qua các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay. Nhiều làng nghề truyền thống đã phát triển hình thức này, coi đây là một trong những cách thức nhằm giới thiệu, quảng cáo làng nghề và sản phẩm truyền thống, qua đó tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội đang tích cực vận động và phát triển theo xu hướng ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kết hợp phát triển du lịch trên cơ sở đó để duy trì, mở rộng ngành nghề. Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống không chỉ là cơ sở quan trọng để bảo vệ các giá trị lao động mà còn là bảo vệ bản sắc văn hóa con người Thăng long – Hà Nội.
Các làng nghề mới đã ra đời và phát triển từ nhiều phương thức khác nhau. Phổ biến nhất là sự phát triển lan toả của các làng nghề truyền thống sang các làng lân cận, hình thành nên nhiều làng nghề mới. Các làng nghề mới này cùng sản xuất các loại hàng hoá hoặc làm một vài công đoạn của làng nghề truyền thống. Chẳng hạn như làng gốm Xuân Quan (Hưng Yên) được hình thành do có nhiều người làm thuê cho Bát Tràng sau khi tích luỹ được một phần vốn và học được nghề đã về làng đầu tư mở lò gốm riêng. Từ đó gốm Xuân Quan dần dần được phát triển, sản phẩm đã đạt chất lượng cao, đáp ứng được thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, quá trình hiện đại hoá với sự áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã tạo ra một sự biến đổi rõ rệt cả về lượng và chất trong sản xuất của các làng nghề. Nhiều làng nghề truyền thống đã nâng cao năng lực sản xuất bằng việc áp dụng kỹ thuật hiện đại và đổi mới công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, hợp tác hoá với các đối tác trong và ngoài nước.
Xu hướng phát triển hình thức du lịch làng nghề cũng là một trong những xu hướng được quan tâm trong những năm qua. Mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và truyền thuyết riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng. Việc du khảo các làng nghề truyền thống là để thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng kinh tế, văn hoá của mỗi vùng. Vì vậy phát triển du lịch qua các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay. Nhiều làng nghề truyền thống đã phát triển hình thức này, coi đây là một trong những cách thức nhằm giới thiệu, quảng cáo làng nghề và sản phẩm truyền thống, qua đó tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội đang tích cực vận động và phát triển theo xu hướng ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kết hợp phát triển du lịch trên cơ sở đó để duy trì, mở rộng ngành nghề. Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống không chỉ là cơ sở quan trọng để bảo vệ các giá trị lao động mà còn là bảo vệ bản sắc văn hóa con người Thăng long – Hà Nội.
[1] https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/826459/thanh-pho-ha-noi-phat-trien-lang-nghe-truyen-thong-trong-boi-canh-moi.aspx