GÁNH HÀNG - GÁNH ĐỜI, GÁNH NHỮNG ƯỚC MƠ
Đăng lúc: 2025-02-23 07:30:00
|
Bởi: admin
|
Lượt xem: 125
|
Chuyên mục: Tinh hoa nghề Việt
Hình ảnh những gánh hàng rong cùng tiếng rao hàng từ lâu đã trở thành nét văn hóa, ký ức không thể thiếu khi nhắc về Hà Nội. Chẳng ai biết gánh hàng rong có từ bao giờ, chỉ biết nó gắn liền với sự phát triển, thăng trầm của mảnh đất nghìn năm Thăng Long này. Ngày nay, cùng với sự phát triển và hội nhập quốc tế, Hà Nội đã khoác lên mình một bộ áo mới, một diện mạo mới của một đô thị hoa lệ, hiện đại nhưng hình ảnh của những gánh hàng rong vẫn được duy trì và có nhiều thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh.
Sự ra đời của “hàng rong”
Thật khó để xác định chính xác được hàng rong xuất hiện từ khi nào. Nhưng có thể nói hàng rong chính là “con đẻ của văn minh nông nghiệp”, nó xuất hiện khi người nông dân biết bán những vật phẩm do mình làm ra. Đồng thời hàng rong cũng xuất hiện từ quá trình hình thành các làng nghề và sự phát triển của đô thị hóa.
Từ thế kỷ XVII, các nhà buôn, nhà truyền giáo phương Tây đã đến Thăng Long. Họ gọi nơi đây là “Kẻ Chợ” vì dân cư đông đúc, chỗ nào cũng thấy kẻ mua, người bán. Người dân không chỉ họp chọ ở các phường nghề mà còn họp ở cửa thành, cửa sông, bến đò…
Tuy nhiên, trước khi được gọi là “Kẻ chợ” thì Thăng Long đã có chợ từ trước đó rất lâu. Năm 1035, nhà Lý mở chợ “Tây Nhai với hành lang dài” (chợ Ngọc Hà ngày nay). Cũng thời gian này, vua Lý Thái Tông cho mở chợ về Cửa Đông (ngày nay là phố Hàng Buồm), hàng quán chen chúc sát đến bên đền Bạch Mã, vô cùng huyên náo.
Từ thế kỷ XVII-XVIII, Kinh thành Thăng Long vốn là là nơi đô hội, tập trung đông người, nên hình thành nên một mạng lưới chợ dày đặc hơn ở các nơi khác, đặc biệt là khu vực “36 phố phường”. Cũng trong thời gian này Thăng Long cho mở 8 chợ: Cửa Đông, Cửa Nam, Huyện, Đình Ngang, Bà Đá, Văn Cử, Bác Cử và chợ Ong Nước. Sang thế kỷ XIX, nhiều chợ mới được mở ra: chợ Mới (phố Hàng Chiếu), chợ Đông Thành (phố Hàng Vải, Hàng Gà), chợ Yên Thọ (Ô Cầu Dền) và chợ Yên Thái (Bưởi ngày nay).
Tuy chợ nhiều nhưng không họp hàng ngày mà theo phiên. Có chợ thì cứ hai ngày họp một lần. Có chợ thì họp ngày chẵn hoặc lẻ, Có chợ thì họp tháng hai phiên vào ngày sóc và ngày vọng” (ngày rằm và mùng một). Trong “Vũ trung tùy bút”, Phạm Đình Hổ viết: “Ở kinh kỳ, phiên chợ là các ngày 1, 6, 11, 14, 15, 21, 26, 30”. Chợ phiên không họp từ sáng đến chiều tối, chỉ họp đến quá trưa là vãn người, vãn hàng.
Vì chợ họp theo phiên đã gây khó khăn cho cả người mua lẫn người bán, chính vì vậy mà hàng rong ra đời. Đặc biệt là trong nền kinh tế tự sản tự tiêu buộc họ phải bán sản phẩm để có tiền mà không cần chờ đến phiên.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, hàng rong vẫn được duy trì và có nhiều thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh. Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thành phố Hà Nội chịu sự quản lý của Pháp quốc, các quy định của triều Nguyễn không còn giá trị. Một loạt các chính sách về thuế chợ được ban hành gồm: Thuế hàng hoá, thuế chỗ ngồi… Ngoài ra người bán hàng rong cũng bị đánh thuế. Hơn nũa họ chỉ được phép dừng gánh ngay sát cửa nhà người mua, tuyệt đối cấm bán trên vỉa hè. Chủ nhà để người bán hàng rong ngồi bán trước cửa nhà sẽ bị phạt. Do đó mà để người mua biết mình bán gì thì người bán hàng rong buộc phải rao. Các mặt hàng bán rong thông qua tiếng rao gồm: Bán cá biển, các loại bánh, hàn nồi, vá võng, thu mua đồ đồng nát…
Và theo thời gian các mặt hàng được bán rong cũng đa dạng hơn. Hình ảnh của những gánh hàng rong và những tiếng rao cũng đã có nhiều thay đổi. Đã có rất nhiều tác phẩm thi, ca, nhạc, hoạ mang giá trị nghệ thuật và nhân văn cao được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp sâu thẳm bên trong của những thân phận, những mảnh đời đang ngày đêm tần tảo mưu sinh.
Hàng rong ngày nay
Ngày nay khi đất nước đi theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, một loạt các chính sách đối với hàng rong, thậm chí có nhiều thời điểm Hà Nội ban hành những lệnh cấm đối với hoạt động bán hàng rong. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà hàng rong vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có hàng chục nghìn người đang hàng ngày kiếm kế sinh nhai bằng hàng rong. Đồng thời hoạt động buôn bán hàng rong có nhiều biến đổi và xuất hiện thêm nhiều loại hàng rong mới mẻ, phong phú. Hơn nữa, hàng rong thời hiện đại không chỉ còn là những vật phẩm nông nghiệp mà có nhiều loại hàng hoá công nghiệp và hàng rong đã thực sự trở thành một nghề mưu sinh của hàng nghìn, hàng vạn người.
Ngày nay hàng rong rất phong phú, đa dạng về hình thức và chủng loại. Có thể phân loại hàng rong theo một số tiêu chí sau:
Chia theo theo tiêu chí công nghệ sản xuất hàng rong gồm: Hàng rong công nghiệp được phân thành hàng rong công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, Hàng rong sản xuất từ các làng nghề như: gốm, cốm, tranh Đông Hồ…; Hàng rong nông nghiệp lâm ngư nghiệp trong đó có thể phân biệt hàng rong lương thực, thực phẩm: hoa, rau, củ, quả…; Hàng rong dịch vụ: trong đó có thể phân biệt dịch vụ sinh hoạt tinh thần như bán báo, dịch vụ ăn, dịch vụ uống, đánh giầy, dán điện thoại, bán báo, hát rong, Hàng rong ăn uống: bánh mỳ, bánh khúc, xôi, phở, mì, cháo, miến, tào phớ…
Thật khó để xác định chính xác được hàng rong xuất hiện từ khi nào. Nhưng có thể nói hàng rong chính là “con đẻ của văn minh nông nghiệp”, nó xuất hiện khi người nông dân biết bán những vật phẩm do mình làm ra. Đồng thời hàng rong cũng xuất hiện từ quá trình hình thành các làng nghề và sự phát triển của đô thị hóa.
Từ thế kỷ XVII, các nhà buôn, nhà truyền giáo phương Tây đã đến Thăng Long. Họ gọi nơi đây là “Kẻ Chợ” vì dân cư đông đúc, chỗ nào cũng thấy kẻ mua, người bán. Người dân không chỉ họp chọ ở các phường nghề mà còn họp ở cửa thành, cửa sông, bến đò…

Gánh hàng lòng lợn tiết canh rong - Ảnh: Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp |
Tuy nhiên, trước khi được gọi là “Kẻ chợ” thì Thăng Long đã có chợ từ trước đó rất lâu. Năm 1035, nhà Lý mở chợ “Tây Nhai với hành lang dài” (chợ Ngọc Hà ngày nay). Cũng thời gian này, vua Lý Thái Tông cho mở chợ về Cửa Đông (ngày nay là phố Hàng Buồm), hàng quán chen chúc sát đến bên đền Bạch Mã, vô cùng huyên náo.
Từ thế kỷ XVII-XVIII, Kinh thành Thăng Long vốn là là nơi đô hội, tập trung đông người, nên hình thành nên một mạng lưới chợ dày đặc hơn ở các nơi khác, đặc biệt là khu vực “36 phố phường”. Cũng trong thời gian này Thăng Long cho mở 8 chợ: Cửa Đông, Cửa Nam, Huyện, Đình Ngang, Bà Đá, Văn Cử, Bác Cử và chợ Ong Nước. Sang thế kỷ XIX, nhiều chợ mới được mở ra: chợ Mới (phố Hàng Chiếu), chợ Đông Thành (phố Hàng Vải, Hàng Gà), chợ Yên Thọ (Ô Cầu Dền) và chợ Yên Thái (Bưởi ngày nay).
Tuy chợ nhiều nhưng không họp hàng ngày mà theo phiên. Có chợ thì cứ hai ngày họp một lần. Có chợ thì họp ngày chẵn hoặc lẻ, Có chợ thì họp tháng hai phiên vào ngày sóc và ngày vọng” (ngày rằm và mùng một). Trong “Vũ trung tùy bút”, Phạm Đình Hổ viết: “Ở kinh kỳ, phiên chợ là các ngày 1, 6, 11, 14, 15, 21, 26, 30”. Chợ phiên không họp từ sáng đến chiều tối, chỉ họp đến quá trưa là vãn người, vãn hàng.

Người đàn ông bán phở gánh - Ảnh: Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp |
Vì chợ họp theo phiên đã gây khó khăn cho cả người mua lẫn người bán, chính vì vậy mà hàng rong ra đời. Đặc biệt là trong nền kinh tế tự sản tự tiêu buộc họ phải bán sản phẩm để có tiền mà không cần chờ đến phiên.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, hàng rong vẫn được duy trì và có nhiều thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh. Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thành phố Hà Nội chịu sự quản lý của Pháp quốc, các quy định của triều Nguyễn không còn giá trị. Một loạt các chính sách về thuế chợ được ban hành gồm: Thuế hàng hoá, thuế chỗ ngồi… Ngoài ra người bán hàng rong cũng bị đánh thuế. Hơn nũa họ chỉ được phép dừng gánh ngay sát cửa nhà người mua, tuyệt đối cấm bán trên vỉa hè. Chủ nhà để người bán hàng rong ngồi bán trước cửa nhà sẽ bị phạt. Do đó mà để người mua biết mình bán gì thì người bán hàng rong buộc phải rao. Các mặt hàng bán rong thông qua tiếng rao gồm: Bán cá biển, các loại bánh, hàn nồi, vá võng, thu mua đồ đồng nát…
Và theo thời gian các mặt hàng được bán rong cũng đa dạng hơn. Hình ảnh của những gánh hàng rong và những tiếng rao cũng đã có nhiều thay đổi. Đã có rất nhiều tác phẩm thi, ca, nhạc, hoạ mang giá trị nghệ thuật và nhân văn cao được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp sâu thẳm bên trong của những thân phận, những mảnh đời đang ngày đêm tần tảo mưu sinh.
Hàng rong ngày nay
Ngày nay khi đất nước đi theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, một loạt các chính sách đối với hàng rong, thậm chí có nhiều thời điểm Hà Nội ban hành những lệnh cấm đối với hoạt động bán hàng rong. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà hàng rong vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có hàng chục nghìn người đang hàng ngày kiếm kế sinh nhai bằng hàng rong. Đồng thời hoạt động buôn bán hàng rong có nhiều biến đổi và xuất hiện thêm nhiều loại hàng rong mới mẻ, phong phú. Hơn nữa, hàng rong thời hiện đại không chỉ còn là những vật phẩm nông nghiệp mà có nhiều loại hàng hoá công nghiệp và hàng rong đã thực sự trở thành một nghề mưu sinh của hàng nghìn, hàng vạn người.

Gánh chuối, ảnh: Internet
Ngày nay hàng rong rất phong phú, đa dạng về hình thức và chủng loại. Có thể phân loại hàng rong theo một số tiêu chí sau:
Chia theo theo tiêu chí công nghệ sản xuất hàng rong gồm: Hàng rong công nghiệp được phân thành hàng rong công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, Hàng rong sản xuất từ các làng nghề như: gốm, cốm, tranh Đông Hồ…; Hàng rong nông nghiệp lâm ngư nghiệp trong đó có thể phân biệt hàng rong lương thực, thực phẩm: hoa, rau, củ, quả…; Hàng rong dịch vụ: trong đó có thể phân biệt dịch vụ sinh hoạt tinh thần như bán báo, dịch vụ ăn, dịch vụ uống, đánh giầy, dán điện thoại, bán báo, hát rong, Hàng rong ăn uống: bánh mỳ, bánh khúc, xôi, phở, mì, cháo, miến, tào phớ…

Gánh hàng rong, ảnh: Internet
Chia theo tiêu chí mua - bán và trao đổi gồm: Bán hàng rong: loại hình này chiếm phần lớn; Mua hàng rong: ví dụ thu mua phê liệu (đồng nát, ve chai) cũng là một loại hàng rong. Những người đồng nát không bán gì nhưng lại đến tận từng hộ gia đình để mua phế liệu như đồng, nhôm, sắt vụn, vỏ chai vỏ hộp, giấy vụn…; Trao đổi hàng rong: những người đồng thời vừa bán vừa mua hàng rong
Chia theo thời gian bán hàng rong có: Hàng rong chỉ bán thời điểm trong ngày: Như hàng rong chuyên bán buổi sáng (bánh mỳ, cơm nắm, xôi); Hàng rong chuyên bán buổi chiều; Hàng rong chuyên bán buổi tối (hạt dẻ, ngô khoai sắn luộc…); Hay một mặt hàng rong bán cả ngày; Hàng rong theo mùa (Mùa thu: cốm…; Mùa đông: hạt dẻ, ngô nướng, khoai nướng…); Hàng rong bán theo phiên chợ: như hàng rong bán chim cảnh chỉ họp 3 lần/ tháng…

Gánh hàng hoa, ảnh: Internet
Chia theo địa điểm bán và mua hàng rong: trong đó:
- Địa điểm bán hàng rong: Hàng rong chuyên di động, đi khắp nơi trong thành phố; Hàng rong chỉ ngồi cố định một chỗ; Hàng rong chỉ hoạt động ở một địa bàn nhất định, ví dụ: chỉ chuyên đánh giầy xung quanh một cửa hàng, một quán café hay chỉ bán hàng rong quanh một tuyến phố.
- Địa điểm diễn ra hoạt động mua, bán, trao đổi hàng rong: Dưới lề đường; Trên vỉa hè; Trong chợ; Tại nhà…
Phân loại theo phương tiện để bán hàng rong: Xe máy, thường là hàng rong chim cảnh, cá cảnh…; Xe đạp, thường là hàng rong trái cây, hoa, đồ ăn nhẹ…; Xe bò kéo, thường là hàng rong cây cảnh.; Xe đẩy, thường là hàng rong công nghiệp; Xe thồ, thường là hàng rong gốm sứ, thủy tinh, trái cây, rau củ quả…; Quang gánh, thường là hàng rong ăn uống; Hay chỉ đơn giản là một hộp nhỏ đựng báo, một rổ bánh rán, một thúng cốm, hoặc một cái giá gỗ đeo bên mình để bán những đồ lặt vặt từ gói tăm, bông tai, cắt móng tay…
Bán hàng rong là một nghề mưu sinh
Tuy không được cấp giấy phép hành nghề nhưng rõ ràng hàng rong là một nghề đem lại thu nhập và cải thiện đời sống của người bán hàng rong, thậm chí đối với nhiều người đây còn được xem là nguồn thu nhập duy nhất nuôi sống cả gia đình. Có nhiều người công việc bán hàng rong trở thành một nghề chính thức của họ, họ bán quanh năm, nhưng có nhiều người họ bán hàng rong chỉ theo thời vụ, những lúc nông nhàn. Phần lớn những người bán hàng rong đều là những người tỉnh lẻ hoặc ở ngoại thành Hà Nội xuất phát từ nghề làm nông, đất canh tác ở các vùng quê ngày càng ít đi do quá trình đô thị hoá và xây dựng các khu công nghiệp. Khi ruộng đất ít đi thậm chí không còn họ buộc phải tìm cách kiếm sống bằng mọi nghề để trang trải cuộc sống cho gia đình. Hơn nữa trình độ học vấn thấp, vốn lại không có nên cách mà nhiều người nông dân lựa chọn đó là ra thành phố bán hàng rong. Đằng sau những gánh hàng rong là những tất tả mưu sinh và bao nỗi lo toan nhọc nhằn thường nhật. Họ có thể là những người phụ nữ tần tảo hoặc là người cha phải gánh gồng, là trụ cột kinh tế cho cả một gia đình.

Gánh ăn vặt đường phố, ảnh: Internet
Có những gia đình đông con, việc chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, học hành cho con cái là vô cùng khó khăn, không thể lo cho con được học hành đến nơi đến chốn, các em đã phải nghỉ học từ rất sớm có khi chưa học hết cấp 2, theo gia đình hoặc người quen lên Hà Nội bán hàng rong. Thậm chí có những gia đình cả cha mẹ, anh chị em họ hàng cùng lên phố bán hàng rong mưu sinh với đủ nghề khác nhau: bán rau, xe ôm, bán hoa quả, đệm ghế, bánh mì… Mỗi nhà một hoàn cảnh khác nhau như gia đình có người đau ốm, mắc bệnh nan y đã cạn tiền chữa trị, có nhà xây nhà cửa xong nợ tiền, có nhà nuôi con học đại học,… nhưng tất cả họ đều nỗ lực, hy sinh, chấp nhận cuộc sống vất vả, xa gia đình, quê hương, chắt bóp chi tiêu của bản thân để dành tiền lo cho con cái, gia đình.

Gánh hoa quả, ảnh: Internet
Chị T. quê Hoà Bình, một người bán hàng rong chia sẻ: “Cả nhà có 3 sào ruộng cằn nên thu nhập chả đáng bao nhiêu, may lắm cũng đủ gạo ăn 10 tháng trong năm, 2 tháng còn lại thì vợ chồng và con cái “treo niêu” nhìn nhau. Từ ngày tôi theo mấy chị em lên Hà Nội bán hoa quả. Ở trên này tôi cũng sống tằn tiện, chắt bóp chi tiêu mỗi tháng cũng để dành được vài ba triệu gửi về nhà để chồng lo cho mấy đứa nhỏ. Cuộc sống trên này cũng khó khăn, tôi không thuê nhà trọ vì thường xuyên bán hàng trên đường, nên chỉ thuê phòng ngủ theo đêm cùng các chị em với giá 15.000 đồng mỗi đêm, thuê phòng kiểu này không có giường, cả chục người tự mua chiếu trải xuống nền nhà để ngủ đêm. Nhưng như thế sẽ tiết kiệm được chi phí thuê tiền phòng”.
Để hàng rong vẫn là một nét văn hoá của chốn Hà Thành
Hiện nay cùng với sự phát triển của đô thị, nhiều vấn đề được đặt ra: vấn đề an toàn giao thông, giữ gìn cảnh quan đô thị, và đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm. Sự xuất hiện của các mô hình siêu thị, cửa hàng tiện lợi bán đồ ăn có nguồn gốc đảm bảo, thậm chí giao hàng miễn phí. Cho nên loại hình hàng rong cũng trở lên “giảm sức hút”. Thêm vào đó là hình ảnh một số những người bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, xả rác bừa bãi, chèo kéo chặt chém khách du lịch, làm cho hình ảnh bộ mặt đô thị Hà Nội trở nên kém duyên.

Gánh hàng hoa, ảnh: Internet
Nhưng xét ở một khía cạnh khác thì những gánh hàng rong vẫn là một nét đặc trưng của văn hoá Hà Nội, nó trở thành một phần của văn hoá Hà Nội, con người Hà Nội và đối với khách du lịch nước ngoài. Và hơn hết cả đó còn là công việc mưu sinh, là miếng cơm của rất nhiều người, nhiều gia đình. Có nhiều người nhờ vào gánh hàng rong mà duy trì cuộc sống hàng ngày của gia đình và nuôi con ăn học thành tài. Thậm chí đằng sau những gánh hàng rong là cả ước mơ của biết bao gia đình và bao đứa nhỏ.

Người phụ nữ gánh hàng rong, ảnh Internet
Để những gánh hàng rong vẫn luôn là một nét văn hoá của Hà Nội mà vẫn đảm bảo được sự phát triển đô thị văn minh, rất cần có những chính sách đủ mạnh để quản lý và hạn chế những tiêu cực của hàng rong đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị và an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời các chính sách đó cũng đủ nhân văn để cho những người bán hàng rong vẫn có thể duy trì cuộc sống của họ. Đồng thời có các chương trình hành động tuyên truyền đến mọi người dân cả người bán lẫn người mua hàng rong luôn nâng cao ý thức giữ gìn môi trường mỹ quan đô thị, xây dựng văn hoá nơi công cộng, giữ gìn nét đẹp, nét thanh lịch vốn có của người Tràng An.