Đồng bào Chăm Ninh Thuận tưng bừng chào đón Lễ hội Kate Năm 2019

Đăng lúc: 2019-07-31 15:41:46 | Bởi: admin | Lượt xem: 1 | Chuyên mục: Tinh hoa nghề Việt

TTPT.VN - Hàng năm, cứ đúng vào ngày đầu tháng 7 Chăm lịch, đồng bào Chăm theo Bàlamôn tại Ninh Thuận lại háo hức đón chào lễ hội Kate với tràn đầy sắc thái vui vẻ và tươi mới. Ai ai cũng tươi vui, rạng rỡ và háo hức trong những bộ trang phục truyền thống làm toát lên một không gian luôn tràn ngập trong tiếng cười đa sắc thái.

Đôi nét về từ ngữ “Kate” và lễ hội “Kate” của người Chăm 

Kate là danh từ có nguồn gốc từ Katik của Hindu (Hindu giáo) và từ kattika của Phạn ngữ (Sanskrit) Ấn Độ, chỉ một lễ cúng quan trọng diễn ra vào tháng 7 Chăm lịch hàng năm của người Chăm sinh sống tại miền Trung theo Bàlamôn giáo và Bàni giáo. Tuy nhiên, một điều chú ý là ở Ấn Độ không có tục lễ cúng này.

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học và nhiều học giả nghiên cứu văn hóa – lịch sử Chăm, cụ thể trong cuốn Văn hóa Chăm – Nghiên cứu & Phê bình của tác giả Trương Văn Món, Nxb Phụ Nữ.  Từ “Kate” ngoài ý nghĩa được dịch theo từ của Hindu và Ấn Độ, thì “Kate” còn có ý nghĩa là một lễ thờ cúng và tưởng nhớ tổ tiên, cùng với đó là các vị thần linh, các vị vua chúa và các nhân vật có công với đất nước và dân tộc.

Thự hiện nghi lễ trên đền tháp Po Klong Garai (Ảnh: Sưu tầm)
Thự hiện nghi lễ trên đền tháp Po Klong Garai (Ảnh: Sưu tầm)
Bà con chuẩn bị lễ vật cúng tế trên đền tháp (Ảnh: Sưu tầm)
Bà con chuẩn bị lễ vật cúng tế trên đền tháp (Ảnh: Sưu tầm)

Minh chứng cho ý nghĩa này được thể hiện rất rõ qua nội dung tổ chức lễ hội “Kate” khi dùng văn bản chữ Chăm (akkar thrah) bao gồm: kinh hành lễ Kate (danak ngap yang Kate), bài thánh ca của các vị thần (damnây dom po yang) và những lời cầu nguyện của người tham dự lễ (panuec alankar po yang).

Qua những điều này có thể kết luận rằng: “Kate là một nghi lễ có nguồn gốc bản địa (tín ngưỡng địa phương) mang bản sắc riêng của vương quốc Champa xưa, bao gồm cộng đồng Chăm Ahier (Chăm theo Bàlamôn giáo), Chăm Awal (Chăm theo Bàni giáo) và Chăm Islam (Chăm hồi). 

Bà con chuẩn bị lễ vật chờ đến giờ làm lễ (Ảnh: Sưu tầm)
Bà con chuẩn bị lễ vật chờ đến giờ làm lễ (Ảnh: Sưu tầm)
Bà mạ làm lễ trên đền tháp (Ảnh: Jamen Ivan)
Bà mạ làm lễ trên đền tháp (Ảnh: Jamen Ivan)

Tuy nhiên về sau, do ảnh hưởng bởi một số yếu tố của nền văn minh Ấn Độ và Hồi giáo nên mỗi cộng đồng Chăm có những tiếp biến để phù hợp hơn với nét bản sắc của văn hóa cộng đồng mình. Cụ thể hơn về điều này là người Chăm theo Bàlamôn giáo có lễ hội Kate, tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch là lễ hội truyền thống của cộng đồng. Chăm theo Bàni giáo và Hồi giáo Islam thì có lễ hội Ramadam (hay còn gọi là Ramưwan, tháng chay tịnh Ramưwan) tổ chức vào cuối tháng 9 đầu tháng 9 Hồi lịch là lễ hội truyền thống của cộng đồng mình.

Dù là vậy, mỗi khi các cộng đồng tổ chức lễ hội lớn, họ vẫn thường xuyên liên hệ qua lại với nhau. Điều này thông qua sự kính viếng, dâng kính lễ vật để cầu an và tham gia trực tiếp vào lễ hội.

Lễ hội Kate của người Chăm Ninh Thuận có gì thú vị?

Cũng như người Việt, Kate là lễ hội được xem như tết cổ truyền của đồng bào Chăm Ninh Thuận theo Bàlamôn giáo. Những ngày diễn ra lễ hội này, dòng họ, gia đình, con cháu tập trung đầy đủ để cùng nhau quét dọn, sửa soạn trang trí nhà cửa, đền thờ, đến tháp. Chuẩn bị các lễ vật truyền thống để dâng cúng lên thần linh và ông bà tổ tiên.

Nghi lễ đón rước y trang (Ảnh: Jamen Ivan)
Nghi lễ đón rước y trang (Ảnh: Jamen Ivan)
Trình diễn văn nghệ trong ngàỳ hội Kate (Ảnh: Jamen Ivan)
Trình diễn văn nghệ trong ngàỳ hội Kate (Ảnh: Jamen Ivan)

Mặc dù khoảng thời gian diễn ra trong vòng ba ngày, việc chuẩn bị cho các nghi thức và nghi lễ khá nhiều. Các công việc phải được hoàn thành cách đó trước mười ngày hay nửa tháng. Thế nhưng, ai cũng háo hức, rộn rã để đón chào một mùa lễ hội mới của dân tộc.

Múa vạt truyền thống trong mùa lễ Kate truyền thống (Ảnh: Jamen Ivan)
Đội múa của đồng bào Raglai tham gia lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm (Ảnh: Jamen Ivan)

Vào những ngày này, tại các làng Chăm theo Bàlamôn giáo rất nhộn nhịp và sôi động. Nhà nào cũng đẹp đẽ, tươm tất. Ai nấy cũng xinh tươi trong bộ trang phục truyền thống vừa mới may của những đôi bàn tay tài hoa. Người đi xa thì tranh thủ trở về bên gia đình. Người ở nhà thì chu đáo chuẩn bị, mời gọi bạn bè đến tham gia lễ hội. Nói chung, không khí rất vui và náo nhiệt.

Rạng rỡ trong ngày hội Kate truyền thống (Ảnh: Jamen Ivan)
Rạng rỡ trong ngày hội Kate truyền thống (Ảnh: Jamen Ivan)
Quyến rũ bên chiều nắng mùa lễ hội Kate (Ảnh: Jamen Ivan)
Quyến rũ bên chiều nắng mùa lễ hội Kate (Ảnh: Jamen Ivan)

Thời gian diễn ra lễ hội Kate năm 2019 của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Năm nay (2019), lễ hội Kate sẽ chính thức diễn ra trong vòng 3 ngày đầu của tháng 7 Chăm lịch (nhằm vào ngày 27, 28 và 29 của tháng 9 dương lịch). Cụ thể, …

Ngày đầu (ngày 1 Chăm lịch, nhằm ngày 27 Dương lịch), lễ hội chính thức khai mạc với những nghi thức và nghi lễ truyền thống tại đền Po Nagar của thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Đây là ngôi đền thờ mẹ xứ sở Po Yan Inư Nagar Taha (người Việt gọi là bà chúa Ngọc, Bà Đen hay Thiên Y Thánh Mẫu A Na). 

Ngày thứ hai (ngày 2 Chăm lịch, nhằm ngày 27 Dương lịch) chức tổ chức tại đền tháp Po Klong Garai thuộc phường Đô Vinh, TP. Phan Rang – Tháp Chàm và đền tháp Po Rome thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

Cô bé Chăm ngây ngô trong bộ trang phục truyền thống (Ảnh: Jamen Ivan)
Cô bé Chăm ngây ngô trong bộ trang phục truyền thống (Ảnh: Jamen Ivan)
Em bé Chăm trong mùa lễ hội Kate 2018 (Ảnh: Jamen Ivan)
Em bé Chăm trong mùa lễ hội Kate 2018 (Ảnh: Jamen Ivan)

Khác với ngày thứ nhất, ngày thứ hai của lễ hội Kate được hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn và đồng bào Chăm tại các làng chuẩn bị kỹ lưỡng, tươm tất để thực hiện các nghi thức quan trọng tại các đền tháp. Từ trang phục, lễ vật dâng cúng, đến các nhạc cụ sử dụng trong lễ. Tất cả được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ.

Trình tự các nghi thức diễn ra trong ngày hai của lễ hội Kate sẽ là lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần và sau cùng là Đại lễ được tổ chức tại Tháp Po Klong Garai. 

Lễ cúng tại đèn Po Nagar làng Phước Hữu (Ảnh: Jamen Ivan)
Lễ cúng tại đèn Po Nagar làng Phước Hữu (Ảnh: Jamen Ivan)
 

Trong các nghi lễ này, có nghi lễ rước y trang. Lễ này có sự tham gia của đồng bào Raglai và họ sẽ đóng vai trò chủ đạo. Vì theo truyền thuyết, người Raglai và người Chăm là hai anh em. Mà theo chế độ mẫu hệ của người Chăm, em út là người được giữ tất cả tài sản. Cho nên, những trang phục và hiện vật giá trị, đều do người Raglai cất giữ hết. Và mỗi khi cứ đến những ngày lễ hội lớn của dân tộc Chăm hay các nghi thức tấn phong chức sắc, người Chăm sẻ liên hệ người Raglai thực hiện nghi lễ rước y trang này theo phong tục truyền thống.

Sau các phần lễ diễn ra trên các đền tháp là nghi thức cúng lễ tại làng, và đây cũng là lúc diễn ra phần hội. Để chuẩn bị cho phần lễ và phần hội tại làng, đồng bào tại các làng phân công nhau các công việc như quét dọn đền thờ, ngôi nhà chung của làng, chuẩn bị sân khấu, sân bãi… Cùng thời gian đó một bộ phận khác lại chuẩn bị lễ vật cúng thần.

Các chức sắc Chăm Bàlamôn trong một nghi lễ tại làng (Ảnh: Jamen Ivan)
Các chức sắc Chăm Bàlamôn trong một nghi lễ tại làng (Ảnh: Jamen Ivan)
Dân làng tập trung tham gia các hoạt động trong phần hội mùa lễ hội Kate (Ảnh: Jamen Ivan)
Dân làng tập trung tham gia các hoạt động trong phần hội mùa lễ hội Kate (Ảnh: Jamen Ivan)
Đồng bào Raglai đến tham dự lễ hội Kate (Ảnh: Jamen Ivan)
Đồng bào Raglai đến tham dự lễ hội Kate (Ảnh: Jamen Ivan)

Cũng như các nghi thức và nghi lễ diễn ra tại các đền tháp, các nghi thức làm lễ tại làng được tổ chức một cách trang trọng. Bởi lẽ theo tín ngưỡng, mỗi làng thờ một vị thần riêng nên trong lễ cúng tế thần làng, chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà thường được dân làng tôn vinh hoặc người có uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Ông là người thay mặt cho dân làng dâng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần sẽ phù hộ, độ trì ban phước lành cho làng.

Có một điều đáng nói trong ngày thứ ba của lễ hội Kate này là có rất nhiều hoạt động gắn kết cộng đồng diễn ra. Nổi bật trong số đó có thể kể đến như thi dệt vải (làng Mỹ Nghiệp), thi làm gốm (làng Bàu Trúc) thi đội nước, đá bóng, đánh bóng chuyền, trình diễn văn nghệ… 

Và quan trọng hơn, vào những ngày này, tất cả  thành viên trong mỗi gia đình dù đi đâu, làm gì, ở nơi nào cũng gác lại công việc để về sum họp bên gia đình. Trong từng nghi thức và mỗi nghi lễ, ai ai cũng cầu nguyện thần linh phù hộ cho làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Quan trọng hơn, qua những ngày này, đây là dịp ông bà, cha mẹ, giáo dục con cháu kính trọng tổ tiên, yêu thêm nét văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc.

Theo doithoaiphattrien.vn