VĂN HÓA NGƯỜI CAO TUỔI: NGƯỜI CAO TUỔI SỐNG ĐỘC LẬP
Đăng lúc: 2025-02-20 11:50:00
|
Bởi: admin
|
Lượt xem: 828
Người cao tuổi sống độc lập là vấn đề mà rất nhiều người cao tuổi và xã hội quan tâm khi tốc độ già hóa dân số đang ngày một tăng lên. Với một xã hội có nhiều người cao tuổi, việc đảm bảo các điều kiện cần thiết trong chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi không chỉ đòi hỏi những kiến thức khoa học, mà còn phụ thuộc điều kiện kinh tế gia đình, sự quan tâm, dành thời gian của con cái cho cha mẹ. Đây là những điều không dễ thực hiện được trong các gia đình hiện đại khi thế hệ con, cháu ngày càng bận rộn hơn với công việc và những lo toan trong cuộc sống. Người cao tuổi cũng cần chủ động trong việc chuẩn bị và xây dựng một cuộc sống độc lập ở tuổi già, ngay cả khi họ vẫn có đủ điều kiện sống cùng con, cháu.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn duy trì cả hai loại gia đình là gia đình hạt nhân và gia đình nhiều thế hệ chung sống. Với xu hướng phát triển mô hình gia đình hạt nhân nhỏ, gọn, phù hợp xã hội hiện đại, thì điều đó đồng nghĩa với việc không ít người cao tuổi đang ở riêng và sống độc lập với con, cháu.
Người cao tuổi sống chung với con cái hoặc sống riêng thì cũng đều có ích lợi và hạn chế khác nhau. Thực tế còn tùy thuộc vào suy nghĩ, quan niệm của người cao tuổi, điều kiện, hoàn cảnh gia đình và mối quan hệ với con cái họ. Điều quan trọng trước hết là người cao tuổi cần tự trả lời họ có khả năng sống độc lập hay không? Thực tế nếu người cao tuổi có tài sản và nguồn tài chính cần thiết thì họ có thể hoàn toàn có thể sống độc lập, không nhất thiết phải ở cùng con, cháu.
So với người trẻ tuổi, nhu cầu tài chính, chi tiêu của người cao tuổi thấp hơn chủ yếu tập chung là các nhu cầu thiết yếu hàng ngày và chăm sóc sức khỏe. Điều kiện sống của một người cao tuổi như các nghiên cứu đã tính toán thì nếu như mà có được lương hưu và có được phần tài sản tích lũy có thể yên tâm sống độc lập mà không cần tới sự trợ giúp của con, cháu. Tuy nhiên, người cao tuổi ở riêng thì một trong những điều kiện cần thiết không chỉ là tài chính, tài sản đảm bảo mà cần sự liên thông với các cơ sở tế, sự đảm bảo về thông tin, liên lạc, khi mà đau ốm, họ có khả năng nhanh nhất tiếp cận được các dịch vụ y tế.
Người cao tuổi sống chung với con cái hoặc sống riêng thì cũng đều có ích lợi và hạn chế khác nhau. Thực tế còn tùy thuộc vào suy nghĩ, quan niệm của người cao tuổi, điều kiện, hoàn cảnh gia đình và mối quan hệ với con cái họ. Điều quan trọng trước hết là người cao tuổi cần tự trả lời họ có khả năng sống độc lập hay không? Thực tế nếu người cao tuổi có tài sản và nguồn tài chính cần thiết thì họ có thể hoàn toàn có thể sống độc lập, không nhất thiết phải ở cùng con, cháu.
So với người trẻ tuổi, nhu cầu tài chính, chi tiêu của người cao tuổi thấp hơn chủ yếu tập chung là các nhu cầu thiết yếu hàng ngày và chăm sóc sức khỏe. Điều kiện sống của một người cao tuổi như các nghiên cứu đã tính toán thì nếu như mà có được lương hưu và có được phần tài sản tích lũy có thể yên tâm sống độc lập mà không cần tới sự trợ giúp của con, cháu. Tuy nhiên, người cao tuổi ở riêng thì một trong những điều kiện cần thiết không chỉ là tài chính, tài sản đảm bảo mà cần sự liên thông với các cơ sở tế, sự đảm bảo về thông tin, liên lạc, khi mà đau ốm, họ có khả năng nhanh nhất tiếp cận được các dịch vụ y tế.

Nguồn ảnh: Internet
Một trong những khó khăn thường trực với người cao tuổi độc lập chính là vấn đề tinh thần. Chúng ta biết rằng ở độ tuổi “xế chiều” người cao tuổi thường có tâm trạng cô đơn, thậm chí không ít người cao tuổi ít điều kiện tiếp xúc với mọi người có thể rơi vào trạng thái trầm cảm, cô đơn. Điều đó cũng giải thích cho lý do tuy có nhiều khác biệt về nhu cầu, sở thích, lối sống song hầu hết người cao tuổi vẫn muốn sống gần, sống cùng gia đình và con, cháu.
Tuổi già thường “hoài cổ”, suy nghĩ về quá khứ, những kỷ niệm về một cuộc đời lao động, cống hiến, những thành công, thất bại, những lúc thăng, trầm, buồn, vui trong những mối quan hệ… Nhưng điều người cao tuổi nghĩ nhiều nhất vẫn là gia đình, là con cháu họ. Gia đình Việt Nam cũng như các mô hình gia đình truyền thống phương Đông luôn coi trọng chức năng nuôi dưỡng, tình cảm, chăm sóc dạy dỗ con cái. Con cái trưởng thành, thành công là niềm vui, sự tự hào lớn lao của cha mẹ và dù trở thành người cao tuổi thì cha mẹ vẫn coi con cái như những “đứa trẻ nhỏ” muốn gần gũi, tâm sự, chia sẻ, thậm chí là chăm sóc con hàng ngày, dõi theo từng bước đường đi trên con đường công danh, sự nghiệp, các mối quan hệ của con cái. Nhu cầu tương tác của người cao tuổi với con, cháu, người thân trong gia đình là một như cầu lớn lao, không thể thiếu hoặc thay thế. Người cao tuổi có thể ở riêng, nhưng họ không thể “an nhiên”, “tự tại” khi không được đáp ứng nhu cầu tình cảm này.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy người cao tuổi hiện nay cũng có xu hướng kết bạn, tham gia các hội nhóm đồng trang lứa, đồng sở thích, có nhiều hoạt động bổ ích giữa cá nhóm người cao tuổi với nhau. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều bạn bè, có các hoạt động và sinh hoạt tập thể chung, tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ trên mạng và ngoài đời, tuy nhiên con, cháu vẫn là trung tâm những câu chuyện của người cao tuổi. Người cao tuổi kể cho nhau nghe về công việc của con, cháu trong gia đình, đồng thời họ cũng kể cho con, cháu về những hoạt động và mối quan hệ của mình. Khi những gia đình quan hệ giữa người cao tuổi và con, cháu gần gũi, nồng ấm sẽ đem lại giá trị hạnh phúc cho người cao tuổi. Trái lại khi người cao tuổi bị con, cháu “bỏ quên” hay không quan tâm thì nhiều người trở nên tự ti, mặc cảm. Vì vậy, dù ở riêng hay ở chung thì vẫn cần có sự liên hệ thường xuyên giữa người cao tuổi và con, cháu.
Thực tế xã hội ngày nay, sống chung chưa chắc đem lại giá trị hạnh phúc cho người cao tuổi. Gần đây, chúng ta đang có xu hướng quay về mô hình gia đình nhiều thế hệ chung sống. Tuy nhiên, cách sinh hoạt của mỗi một thế hệ khác nhau vẫn là trở ngại cho việc hòa hợp gia đình. Không ít gia đình con, cháu đi học đi làm về là tối về phòng riêng không ai trò chuyện với ông bà. Giờ giấc, lịch sinh hoạt của gia đình trẻ cũng khác hẳn so với người cao tuổi. Vì vậy nhiều người cao tuổi ở cùng con, cháu nhưng vẫn như ở riêng, theo kiểu “ai làm việc nấy”.

Nguồn ảnh: Internet
Khoảng cách thế hệ thường xuất phát từ nhu cầu và những quan niệm về giá trị sống, rồi đi đến cách hành vi sinh hoạt, nếp sống hàng ngày. Mâu thuẫn thế hệ cũng là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong các gia đình, nó cũng xuất phát từ “quyền” của mỗi thế hệ, đòi hỏi thế hệ khác phải tôn trọng. Gia đình đình hiện đại ngày càng hướng tới giá trị tự do, dân chủ, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo cho các thành viên được hạnh phúc nên không chỉ là sự tàng buộc các thành viên trong nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhau và đối với gia đình. Một gia đình đạt giá trị hạnh phúc vẫn cao hơn một gia đình ổn định nên muốn gia đình hạnh phúc cần giải phóng năng lực và tư tưởng của các thành viên khỏi những áp lực trong các mối quan hệ, sinh hoạt gia đình và cả sự cảm thụ các giá trị văn hóa.
Trong chừng mực giải phóng cá nhân, nhu cầu, sở thích của mỗi thành viên gia đình cần được tôn trọng dù là người trẻ hay người cao tuổi. Gia đình nhiều thế hệ chung sống nhưng lý tưởng là có sự phân chia hợp lý những không gian trong ngôi nhà như khu sinh hoạt chung, khu dành cho ông bà, khu dành cho con cháu, khu dành cho trẻ em. Trong một ngôi nhà mọi người đều có những không gian riêng tư đó lại vẫn có thể gắn kết hàng ngày qua những một cái bữa cơm gia đình. Cần biến “bữa cơm” không chỉ là hoạt động làm chung, ăn chung, mọi người các thế hệ khác nhau có thể trò chuyện, chia sẻ mọi vui buồn và cái “bếp lửa” còn thực sự trở thành nét đẹp, biểu tượng văn hóa tạo nên tính liên kết bền vững trong mỗi gia đình.
Bên cạnh đó trong quan hệ gia đình cần loại bỏ chủ nghĩa hình thức để đi vào thực chất, nâng cao chất lượng các mối quan hệ gia đình, đặc biệt gia đình có người cao tuổi. Dù ở chung hay ở riêng thì con, cháu luôn phải có thái độ tôn trọng ông bà, cha mẹ mình, nhất là để dành “khoảng trời riêng” cho người cao tuổi. Nguyên tắc tôn trọng cần xây dựng từ rất sớm trong gia đình. Khi con cái đến tuổi trưởng thành, bố mẹ cần gia tăng sự tôn trọng vời con cái, không áp đặt và duy trì sự đối thoại dân chủ. Đây cũng là nền tảng để khi bố mẹ đến tuổi già, con cái tôn trọng sự riêng tư của bố mẹ hơn.
Đặc biệt, đối với điều kiện để người cao tuổi độc lập, họ phải có tài chính, thì chính con, cháu phải hiểu rằng một phần tài sản người cao tuổi tích góp là để lo cho tuổi già, chứ không phải cho con, cháu tất cả. Nguyên tắc tôn trọng quyền của mỗi cá nhân trong gia đình phải được xác định bằng quyền của người cao tuổi giữ lại những cái khoản tài chính cho riêng mình. Người cao tuổi cần ý thức rõ điều này thay vì tâm lý nhờ cậy, phụ thuộc con, cháu.
Khi các con bắt đầu trưởng thành hoặc có gia đình riêng, cha mẹ nên một phần tài sản cho các con, phần còn lại để dành tiết kiệm, chi tiêu cho tuổi già. Thực tế tài sản gia đình xưa nay vẫn là câu chuyện nhạy cảm và tế nhị. Nhiều gia đình, bố mẹ chia hết đất đai, tài sản cho các con, rồi khi về già chọn ở cùng một người con. Không phải gia đình nào cũng xuôn sẻ xử lý tốt các mối quan hệ khi đó bởi vì người con đã có gia đình riêng và bố mẹ cũng đã có con dâu, rể, cháu, chắt… Đôi khi người cao tuổi phụ thuộc con, cháu xảy ra những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống, lời qua, tiếng lại có thể lại có thể trở thành những câu chuyện lớn dẫn đến người cao tuổi ảnh hưởng sức khỏe, trầm cảm, thâm chí bỏ nhà đi hoặc chọn cho mình vào nhà dưỡng lão. Không ít trường hợp người cao tuổi mất trắng tài sản mà còn mất luôn tình cảm và sự liên hệ với con, cháu.

Nguồn ảnh: Internet
Sự hợp lý nhất vẫn là cái người cao tuổi luôn phải chủ động cho sự độc lập, khoogn phụ thuộc của mình, đặc biệt về tài chính. Người cao tuổi cần có trách nhiệm với bản thân trước khi nghĩ tới trách nhiệm với người khác. Ở góc nhìn ngược lại, khi nhìn về người cao tuổi độc lập chính con, cháu cũng cảm thấy yên tâm và ít áp lực hơn khi phải cấp dưỡng, chăm nuôi cha mẹ. Con, cháu nên suy nghĩ tôn trọng bố mẹ mình, nhất là đối với người cao tuổi độc lập. Việc người cao tuổi có tài chính, đồng nghĩa với việc người cao tuổi có thể chủ động tiếp cận các dịch vụ xã hội, y tế trong chăm sóc người cao tuổi. Người cao tuổi độc lập cũng đồng nghĩa với tình cảm dành cho con, cháu, giảm mọi áp lực cho con cháu thực hiện nghĩa vụ với họ.
Bên cạnh đời sống vật chất, con cháu cũng cần phải để cho người cao tuổi độc lập trong đời sống tinh thần, đặc biệt là làm những việc theo nhu cầu, sở thích của người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy đời sống tinh thần của người cao tuổi rất phong phú, đặc biệt khi họ ở độ tuổi có nhiều thời gian hơn dành cho những thú vui, sở thích riêng của mình. Có nhiều người cao tuổi làm thơ, vẽ tranh, học đàn, học hát, đi du lịch đây đó. Có nhiều cụ phá rào đi nhảy đầm, biểu diễn văn nghệ, tham gia mạng xã hội Facebook, Zalo, thậm chí chia sẻ những cảm nhận và hình ảnh hàng ngày. Để giảm khoảng cách thế hệ, con, cháu cần thông hiểu tâm lý người già và khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động tích cực theo phương châm “sống vui, sống khỏe, sống có ích” mỗi ngày.
Quyền cá nhân luôn được đề cao trong xã hội hiện đại và trong đó có quyền của người cao tuổi. Việc thực hiện quyền này không hề phương hại tới giá trị gia đình, vì vậy cần cở mở, thông thoáng hơn trong nhìn nhận, đánh giá về suy nghĩ, hành động của người cao tuổi. Con, cháu không nên “tham gia” sâu hay can thiệp vào thế giới riêng tư của người cao tuổi. Theo nhiều bằng chứng khoa học, tuổi già luôn “rất đặc biệt” bởi sự biến đổi về sinh học, thể chất, sức khỏe dẫn những thay đổi về tinh thần, tâm lý. Nhiều người già tự nhiên trở nên khó tính, xét nét mọi việc nhưng lại có những càng già thì tâm hồn họ lại như “trẻ thơ”, vô vi trước mọi thứ trong cuộc sống. Kinh nghiệm hay sự sáng tạo của người cao tuổi vẫn luôn là ẩn số mà các thế hệ con, cháu kho có thể đoán biết được.
Mặc dù vậy, để đảm bảo sự độc lập, bản thân người cao tuổi cũng cần duy trì sự cân bằng trong đời sống tinh thần. Các thành tựu của y học ngày càng nhiều và hướng tới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Người cao tuổi luôn phải quan tâm tới sức khỏe và tiếp cận các dịch vụ y tế để đảm bảo sự khỏe mạnh về thể chất cà tinh thần. Có sức khỏe, mới có tư duy mạch lạc, sáng suốt trong nhìn nhận, đánh giá mọi vấn đề, đặc biệt là trong ứng xử với con, cháu trong gia đình. Người cao tuổi có đời sống tinh thần phong phú và sự sáng suốt bao giờ cũng có cái nhìn độ lượng trước các hành vi ứng xử của con, cháu để điều chỉnh, cân bằng các mối quan hệ. Điều này cũng đồng nghĩa người cao tuổi có thể độc lập trong tinh thần, không phụ thuộc vào con cháu.
Để chuẩn bị cho một cuộc sống độc lập khi về già, người cao tuổi cần phải có tài chính, sức khỏe và tinh thần độc lập. Quá trình chuẩn bị tùy thuộc vào mỗi người tuy nhiên tốt nhất vẫn là giai đoạn trung niên khi con cái đến tuổi bắt đầu trưởng thành. Trong giai đoạn này con người vẫn đang có đầy đủ sức khỏe sung mãn và làm chủ các điều kiện, cơ hội kiếm sống. Hãy kiếm tiền và tích lũy cho một tuổi già độc lập với nhiều trải nghiệm phong phú, không phải chỉ là khẩu hiệu mà dường như có đầy đủ cơ sở để thực hiệnvới mỗi người chúng ta. Bên cạnh đó, chuẩn bị tinh thần, tâm thế mà bước vào tuổi già cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải bắt đầu từ xây dựng những chuẩn mực mới trong các mối quan hệ ứng xử, đặc biệt là gia đình. Có rất nhiều hành trang cần chuẩn bị cho con đường đi đến tuổi già của mỗi người nhưng sự độc lập luôn là cái đích đến của người cao tuổi trong xã hội hiện đại để đem lại giá trị tích cực và hạnh phúc cho người cao tuổi.
Bên cạnh đời sống vật chất, con cháu cũng cần phải để cho người cao tuổi độc lập trong đời sống tinh thần, đặc biệt là làm những việc theo nhu cầu, sở thích của người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy đời sống tinh thần của người cao tuổi rất phong phú, đặc biệt khi họ ở độ tuổi có nhiều thời gian hơn dành cho những thú vui, sở thích riêng của mình. Có nhiều người cao tuổi làm thơ, vẽ tranh, học đàn, học hát, đi du lịch đây đó. Có nhiều cụ phá rào đi nhảy đầm, biểu diễn văn nghệ, tham gia mạng xã hội Facebook, Zalo, thậm chí chia sẻ những cảm nhận và hình ảnh hàng ngày. Để giảm khoảng cách thế hệ, con, cháu cần thông hiểu tâm lý người già và khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động tích cực theo phương châm “sống vui, sống khỏe, sống có ích” mỗi ngày.
Quyền cá nhân luôn được đề cao trong xã hội hiện đại và trong đó có quyền của người cao tuổi. Việc thực hiện quyền này không hề phương hại tới giá trị gia đình, vì vậy cần cở mở, thông thoáng hơn trong nhìn nhận, đánh giá về suy nghĩ, hành động của người cao tuổi. Con, cháu không nên “tham gia” sâu hay can thiệp vào thế giới riêng tư của người cao tuổi. Theo nhiều bằng chứng khoa học, tuổi già luôn “rất đặc biệt” bởi sự biến đổi về sinh học, thể chất, sức khỏe dẫn những thay đổi về tinh thần, tâm lý. Nhiều người già tự nhiên trở nên khó tính, xét nét mọi việc nhưng lại có những càng già thì tâm hồn họ lại như “trẻ thơ”, vô vi trước mọi thứ trong cuộc sống. Kinh nghiệm hay sự sáng tạo của người cao tuổi vẫn luôn là ẩn số mà các thế hệ con, cháu kho có thể đoán biết được.
Mặc dù vậy, để đảm bảo sự độc lập, bản thân người cao tuổi cũng cần duy trì sự cân bằng trong đời sống tinh thần. Các thành tựu của y học ngày càng nhiều và hướng tới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Người cao tuổi luôn phải quan tâm tới sức khỏe và tiếp cận các dịch vụ y tế để đảm bảo sự khỏe mạnh về thể chất cà tinh thần. Có sức khỏe, mới có tư duy mạch lạc, sáng suốt trong nhìn nhận, đánh giá mọi vấn đề, đặc biệt là trong ứng xử với con, cháu trong gia đình. Người cao tuổi có đời sống tinh thần phong phú và sự sáng suốt bao giờ cũng có cái nhìn độ lượng trước các hành vi ứng xử của con, cháu để điều chỉnh, cân bằng các mối quan hệ. Điều này cũng đồng nghĩa người cao tuổi có thể độc lập trong tinh thần, không phụ thuộc vào con cháu.
Để chuẩn bị cho một cuộc sống độc lập khi về già, người cao tuổi cần phải có tài chính, sức khỏe và tinh thần độc lập. Quá trình chuẩn bị tùy thuộc vào mỗi người tuy nhiên tốt nhất vẫn là giai đoạn trung niên khi con cái đến tuổi bắt đầu trưởng thành. Trong giai đoạn này con người vẫn đang có đầy đủ sức khỏe sung mãn và làm chủ các điều kiện, cơ hội kiếm sống. Hãy kiếm tiền và tích lũy cho một tuổi già độc lập với nhiều trải nghiệm phong phú, không phải chỉ là khẩu hiệu mà dường như có đầy đủ cơ sở để thực hiệnvới mỗi người chúng ta. Bên cạnh đó, chuẩn bị tinh thần, tâm thế mà bước vào tuổi già cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải bắt đầu từ xây dựng những chuẩn mực mới trong các mối quan hệ ứng xử, đặc biệt là gia đình. Có rất nhiều hành trang cần chuẩn bị cho con đường đi đến tuổi già của mỗi người nhưng sự độc lập luôn là cái đích đến của người cao tuổi trong xã hội hiện đại để đem lại giá trị tích cực và hạnh phúc cho người cao tuổi.