THÔNG ĐIỆP VỀ NƯỚC VỚI THANH NIÊN
Đăng lúc: 2025-02-18 07:09:00
|
Bởi: admin
|
Lượt xem: 1724
|
Chuyên mục: Phát triển
Lịch sử hình thành và phát triển các nền văn minh trên thế giới đều khởi nguồn từ những khu vực có điều kiện địa lý, tự nhiên, khí hậu thuận lợi và trong đó phải kể đến một giá trị đặc biệt quan trọng đó là nguồn tài nguyên nước - nguồn tài nguyên cơ bản và thiết yêu nhất đảm bảo cho sự sống, sinh sôi, phát triển của mọi sinh vật và bên cạnh đó là sự đảm bảo cho cuộc sống lao động, sinh hoạt của các cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Trong những năm gần đây, dưới tác động của quá trình biến đổi khí hậu, sự gia tăng của hiệu ứng nhà kính, quá trình sa mạc hóa, những tác động mặt trái của sự phát triển như chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới đã làm cho vấn đề an ninh nguồn nước trở thành vấn đề nóng và mang tính toàn cầu. Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) nhận định: “Thế giới đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước sạch chưa từng có, và nó đang càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn, khi đi kèm các hệ lụy của quá trình biến đổi khí hậu”. Cũng theo các nhà nghiên cứu thuộc WRI, khoảng một nửa dân số thế giới đang đối mặt tình trạng “căng thẳng cao về nước sạch” trong ít nhất một tháng mỗi năm, và dự kiến tình trạng này sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Vấn đề an ninh nguồn nước, trong đó trọng tâm là giữ gìn, bảo vệ an ninh nguồn nước cho các thế hệ mai sau, đã trở thành một trong những mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững. Điều này cũng đã đươc tái khẳng định trước thềm Hội nghị lần thứ 28 khi các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) và tại Ngày Lương thực thế giới 16/10/2023, Liên hiệp quốc đã chia sẻ thông điệp: “nước là sự sống, nước là thực phẩm. Không để ai bỏ lại phía sau” để kêu gọi các quốc gia cần chung tay xây dựng các chính sách và chương trình hành động tích cực hướng tới việc tăng cường giữ gìn nguồn nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, gắn các chỉ tiêu an ninh nguồn nước với các chỉ tiêu phát triển bền vững cho các vùng miền, khu vực, cộng đồng, lãnh thổ. Nước không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng cho sức khoẻ của con người và môi trường, mà nó còn góp phần cải thiện đáng kể sự thịnh vượng của xã hội và phát triển bình đẳng, tác động tới sinh kế của hàng tỷ người dân trên trái đất. Việc bảo vệ và khai thác nguồn nước hợp lý góp phần giảm thiểu nghèo đói, phát triển kinh tế - xã hội hướng tới phát triển bền vững.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú, dồi dào với tổng lượng nước mặt trung bình khoảng 840 tỷ m3/năm, với hơn 7.500 đập, hồ chứa đã tạo nên dung tích trữ nước chủ động trên 70 tỷ m3. Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước hướng tới các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống, sinh hoạt của người dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển toàn diện văn hóa, con người Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế mặt trái của sự phát triển ở Việt Nam trong những năm qua cũng nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn, có những tác động tiêu cực đến việc thực hiện các chương trình hành động trong bảo vệ an ninh nguồn nước. Sự phát triển công nghiệp, đô thị hiện nay chưa gắn với các chỉ tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước, làm suy giảm số lượng, chất lượng nguồn nước, thậm chí gây mất an ninh nguồn nước; Công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước còn nhiều hạn chế; Công tác quản trị nguồn nước còn yếu, chưa hiệu quả; Ý thức, trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và người dân trong việc quản lý, khai thác, sử dụng nước chưa cao; Ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng; Công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước còn nhiều hạn chế.
Thực tế trong giai đoạn hiện nay, việc đảm bảo an ninh nguồn nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường và tại Việt Nam, mỗi năm có đến 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư, với nguyên nhân chính có liên quan đến việc sử dụng nước không an toàn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước ở Việt Nam còn kém hiệu quả, lãng phí. Tổng lượng nước sử dụng cho nông nghiệp chiếm hơn 80%, nhưng mỗi đơn vị m3 nước chỉ tạo ra 2,37 USD GDP, trong khi mức trung bình toàn cầu là 19,42 USD (số liệu từ Ngân hàng Thế giới). Theo tính toán của các chuyên gia, tổng nhu cầu nước năm 2025 của Việt Nam ước đạt khoảng 120,4 tỷ m3, tăng 3% so với hiện tại. Con số tương ứng năm 2030 và 2050 là 121,5 và 130,9 tỷ m3, tăng lần lượt 3,9% và xấp xỉ 12%. Với tốc độ đô thị hóa nhanh và thiếu những định hướng quy hoạch, quản lý theo các chỉ tiêu phát triển bền vững, những vấn đề liên quan nước thải và cấp nước sinh hoạt đang có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó ở Việt Nam, khoảng 70% sông suối đã bị ô nhiễm do rác thải, phân bón và hóa chất nông nghiệp. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các hoạt động công nghiệp, đô thị hóa và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đang là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.
Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra hàng loạt các mục tiêu và chỉ tiêu cần thực hiện ở từng giai đoạn cụ thể trong thời gian tới bao gồm:
Đến năm 2025, hoàn thành việc lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến nước; 95% hộ gia đình ở thành thị và 60% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung bộ, miền núi phía Bắc; cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.
Đến năm 2030, cân đối đủ nước phục vụ dân sinh và phát triển Kinh tế - Xã hội; 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Giải quyết căn bản nước sinh hoạt cho các đảo có đông dân cư; hoàn thiện đồng bộ hệ thống công trình điều tiết nước mặn, nước ngọt, tích trữ nước trên các lưu vực sông lớn; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ; bước đầu khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại một số lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi lớn; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát an ninh nguồn nước quốc gia theo phương thức quản trị nguồn nước của quốc tế.
Đến năm 2045, chủ động được nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế- xã hội; bảo đảm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; dự báo, cảnh báo dài hạn để xử lý ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi; hoàn thiện chính sách về nước đồng bộ, thống nhất liên ngành, liên vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước.
Hiện nay, nhân loại đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng và sâu rộng cách mạng công nghiệp 4.0 với tốc độ ứng dụng và phát triển các thành tựu khoa học, công nghệ trong mọi lĩnh vực. Sự minh chứng thuyết phục về khả năng kỳ diệu của con người trong việc tạo ra các giá trị tri thức mới (đặc biệt là tri thức nhân tạo) trong các hoạt động chinh phục tự nhiên, cải tạo cuộc sống của con người và xã hội. Bài học kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy quốc gia nào biết khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực con người nói chung và nguồn lực thanh niên nói riêng, sẽ mở ra những cơ hội lớn, tạo nên những đột phá quan trọng cho sự thành công và phát triển.
Để thực hiện được chỉ tiêu trong Kết luận số 36-KL/TW, bên cạnh những giải pháp trực tiếp về tăng cường đổi mới hệ thống quản lý, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo vệ an ninh nguồn nước, cần có những giải pháp hướng về thanh thiếu niên, thế hệ kế cận với vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo, là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã và đang không ngừng nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu, học tập, lao động, tham gia các hoạt động thực tiễn phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bảo vệ an ninh nguồn nước gắn với các chỉ tiêu phát triển bền vững cần có sự tham gia của thanh niên, Đoàn thanh niên và các tổ chức thanh niên trong đó cần có những nghiên cứu khoa học để đề xuất các chính sách khai thác, phát huy nhóm đối tượng tiềm năng này trong đó trước hết là tuyên truyền, giáo dục có hệ thống và đồng bộ, nâng cao năng lực, ý thức, trách nhiệm huy động sự tham gia của thanh thiếu niên hiện nay trong việc thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu bảo vệ an ninh nguồn nước theo tinh thần Kết luận số 36-KL/TW.

Vấn đề an ninh nguồn nước, trong đó trọng tâm là giữ gìn, bảo vệ an ninh nguồn nước cho các thế hệ mai sau, đã trở thành một trong những mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững. Điều này cũng đã đươc tái khẳng định trước thềm Hội nghị lần thứ 28 khi các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) và tại Ngày Lương thực thế giới 16/10/2023, Liên hiệp quốc đã chia sẻ thông điệp: “nước là sự sống, nước là thực phẩm. Không để ai bỏ lại phía sau” để kêu gọi các quốc gia cần chung tay xây dựng các chính sách và chương trình hành động tích cực hướng tới việc tăng cường giữ gìn nguồn nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, gắn các chỉ tiêu an ninh nguồn nước với các chỉ tiêu phát triển bền vững cho các vùng miền, khu vực, cộng đồng, lãnh thổ. Nước không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng cho sức khoẻ của con người và môi trường, mà nó còn góp phần cải thiện đáng kể sự thịnh vượng của xã hội và phát triển bình đẳng, tác động tới sinh kế của hàng tỷ người dân trên trái đất. Việc bảo vệ và khai thác nguồn nước hợp lý góp phần giảm thiểu nghèo đói, phát triển kinh tế - xã hội hướng tới phát triển bền vững.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú, dồi dào với tổng lượng nước mặt trung bình khoảng 840 tỷ m3/năm, với hơn 7.500 đập, hồ chứa đã tạo nên dung tích trữ nước chủ động trên 70 tỷ m3. Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước hướng tới các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống, sinh hoạt của người dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển toàn diện văn hóa, con người Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế mặt trái của sự phát triển ở Việt Nam trong những năm qua cũng nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn, có những tác động tiêu cực đến việc thực hiện các chương trình hành động trong bảo vệ an ninh nguồn nước. Sự phát triển công nghiệp, đô thị hiện nay chưa gắn với các chỉ tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước, làm suy giảm số lượng, chất lượng nguồn nước, thậm chí gây mất an ninh nguồn nước; Công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước còn nhiều hạn chế; Công tác quản trị nguồn nước còn yếu, chưa hiệu quả; Ý thức, trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và người dân trong việc quản lý, khai thác, sử dụng nước chưa cao; Ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng; Công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước còn nhiều hạn chế.


Đón nước sạch - Ảnh, nguồn internet
Thực tế trong giai đoạn hiện nay, việc đảm bảo an ninh nguồn nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường và tại Việt Nam, mỗi năm có đến 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư, với nguyên nhân chính có liên quan đến việc sử dụng nước không an toàn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước ở Việt Nam còn kém hiệu quả, lãng phí. Tổng lượng nước sử dụng cho nông nghiệp chiếm hơn 80%, nhưng mỗi đơn vị m3 nước chỉ tạo ra 2,37 USD GDP, trong khi mức trung bình toàn cầu là 19,42 USD (số liệu từ Ngân hàng Thế giới). Theo tính toán của các chuyên gia, tổng nhu cầu nước năm 2025 của Việt Nam ước đạt khoảng 120,4 tỷ m3, tăng 3% so với hiện tại. Con số tương ứng năm 2030 và 2050 là 121,5 và 130,9 tỷ m3, tăng lần lượt 3,9% và xấp xỉ 12%. Với tốc độ đô thị hóa nhanh và thiếu những định hướng quy hoạch, quản lý theo các chỉ tiêu phát triển bền vững, những vấn đề liên quan nước thải và cấp nước sinh hoạt đang có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó ở Việt Nam, khoảng 70% sông suối đã bị ô nhiễm do rác thải, phân bón và hóa chất nông nghiệp. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các hoạt động công nghiệp, đô thị hóa và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đang là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.
Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra hàng loạt các mục tiêu và chỉ tiêu cần thực hiện ở từng giai đoạn cụ thể trong thời gian tới bao gồm:
Đến năm 2025, hoàn thành việc lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến nước; 95% hộ gia đình ở thành thị và 60% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung bộ, miền núi phía Bắc; cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.
Đến năm 2030, cân đối đủ nước phục vụ dân sinh và phát triển Kinh tế - Xã hội; 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Giải quyết căn bản nước sinh hoạt cho các đảo có đông dân cư; hoàn thiện đồng bộ hệ thống công trình điều tiết nước mặn, nước ngọt, tích trữ nước trên các lưu vực sông lớn; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ; bước đầu khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại một số lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi lớn; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát an ninh nguồn nước quốc gia theo phương thức quản trị nguồn nước của quốc tế.
Đến năm 2045, chủ động được nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế- xã hội; bảo đảm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; dự báo, cảnh báo dài hạn để xử lý ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi; hoàn thiện chính sách về nước đồng bộ, thống nhất liên ngành, liên vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước.
Hiện nay, nhân loại đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng và sâu rộng cách mạng công nghiệp 4.0 với tốc độ ứng dụng và phát triển các thành tựu khoa học, công nghệ trong mọi lĩnh vực. Sự minh chứng thuyết phục về khả năng kỳ diệu của con người trong việc tạo ra các giá trị tri thức mới (đặc biệt là tri thức nhân tạo) trong các hoạt động chinh phục tự nhiên, cải tạo cuộc sống của con người và xã hội. Bài học kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy quốc gia nào biết khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực con người nói chung và nguồn lực thanh niên nói riêng, sẽ mở ra những cơ hội lớn, tạo nên những đột phá quan trọng cho sự thành công và phát triển.
Để thực hiện được chỉ tiêu trong Kết luận số 36-KL/TW, bên cạnh những giải pháp trực tiếp về tăng cường đổi mới hệ thống quản lý, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo vệ an ninh nguồn nước, cần có những giải pháp hướng về thanh thiếu niên, thế hệ kế cận với vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo, là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã và đang không ngừng nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu, học tập, lao động, tham gia các hoạt động thực tiễn phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bảo vệ an ninh nguồn nước gắn với các chỉ tiêu phát triển bền vững cần có sự tham gia của thanh niên, Đoàn thanh niên và các tổ chức thanh niên trong đó cần có những nghiên cứu khoa học để đề xuất các chính sách khai thác, phát huy nhóm đối tượng tiềm năng này trong đó trước hết là tuyên truyền, giáo dục có hệ thống và đồng bộ, nâng cao năng lực, ý thức, trách nhiệm huy động sự tham gia của thanh thiếu niên hiện nay trong việc thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu bảo vệ an ninh nguồn nước theo tinh thần Kết luận số 36-KL/TW.