ĐƯA ĐÓN CHÁU ĐI HỌC TRÁCH NHIỆM HAY NIỀM VUI CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
Đăng lúc: 2025-03-25 14:00:00
|
Bởi: admin
|
Lượt xem: 4059
|
Chuyên mục: Đời sống xã hội
Hiện việc tự nguyện tham gia đưa đón cháu đi học cũng là một trong những hoạt động mà nhiều người cao tuổi đang sẵn sàng đảm nhiệm, thực hiện thường ngày. Họ coi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui, hạnh phúc khi vừa đỡ đần công việc cho con cái, vừa có cơ hội gần gũi, chăm sóc và giáo dục các cháu. Tuy nhiên đằng sau con đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà cũng là nhiều câu chuyện cần tiếp tục được thảo luận.
Thực tế cho thấy nhiều phụ huynh hiện nay khá bận rộn trong công việc, nhất là những người đang ở độ tuổi “chín”, sung sức cả sức khỏe và trí tuệ . Họ tập trung mọi nguồn lực, quỹ thời gian cho các hoạt động lao động, kiếm sống hay cống hiến xã hội. Cũng có những người làm việc trong những ngành, nghề, lĩnh vực đặc thù, “đi sớm về muộn”, giữ vị trí quản lý hay nhân vật quan trọng, có tầm ảnh hưởng không thể thiếu trong các cơ quan, tổ chức.
Việc đưa con đi đến trường, đón con hàng ngày khi con cái trong độ tuổi vị thành niên hoàn toàn không phải công việc nhẹ nhàng, trái lại tiêu tốn khá nhiều công sức, quỹ thời gian của các vị phụ huynh. Chỉ nói riêng việc học chính khóa, từ việc chuẩn bị quần áo, sách vở cho con, lo cho con ăn uống đầy đủ, đưa đón, con đúng giờ, đáp ứng những nhu cầu của con như quy trình công nghệ phức tạp mà mỗi phụ huynh, mỗi gia đình phải tự cài đặt, thiết lập cho mình và thực hiện tuần tự. Chỉ cần một chút sơ sẩy, không toàn tâm, toàn ý sẽ có thể nảy sinh nhiều vấn đề hay những sự việc ngoài ý muốn xảy ra.
Xu hướng trong nhiều gia đình hiện nay phụ huynh không thể hoàn thành vai trò “kép” giữa con cái và công việc hàng ngày nên chọn giải pháp nhờ cậy ông bà, người cao tuổi trong gia đình đảm nhận “nhiệm vụ” khó khăn này. Từ những thảo luận, “phân công nhiệm vụ gia đình” mà ngày nay cũng không hiếm những cảnh sáng sớm tại các công trường tiểu học, trung học cơ sở là hình ảnh những ông, bà, mái tóc điểm bạc, vai đeo ba lô học sinh, tay cầm cái bánh, gói xôn, chai nước dắt cháu đến cổng trường. Nhiều ông, bà cũng chở xe máy cháu trên các đường phố. Có khi một cháu, khi hai, ba cháu…
Với vị trí ông, bà, họ đã trải nghiệm một quá trình thực hiện thiên chức khá dài trong thời kỳ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái vị thành niên. Giờ ở tuổi “cổ lai hy”, ít khi họ lại từ chối cơ hội làm “cha”, làm “mẹ” lần 2 khi vừa nhận sự “nhờ vả” của con cái, dành thời chăm sóc những đứa cháu mình, nhất là với hình tượng tự mình dắt tay, đưa cháu nhỏ đến cánh cửa mở ra tri thức và đạo lý.
Thực tế cho thấy việc đưa đón con trẻ đi học, không chỉ là công việc của một người chạy xe ôm bình thường. Trẻ em hiện nay có rất nhiều nhu cầu vật chất, tinh thần, chăm sóc khác nhau tuy thuộc vào quan niệm các em và gia đình. Đưa đón cháu đi học, có nghĩa là ông, bà phải tham gia quá trình chuẩn bị cho cháu đến trường, chuẩn bị quần áo, đồng phục, khăn quàng đỏ cho cháu, kiểm tra sách vở, balo đi học, gọi cháu dạy đúng giờ, giúp cháu vệ sinh cá nhân, có thể tham gia chuẩn bị bữa sáng cho cháu, hoặc mua quà bánh cho cháu ăn sáng, xử lý các việc phát sinh cháu yêu cầu… Việc đón cháu cũng không hề đơn giản khi ông bà đến sớm, chờ cháu, tìm cháu, đón được cháu, đưa cháu về đúng giờ, thậm chí cho cháu ăn, hoặc tắm giặt hay dạy học tiếp cho cháu…
Mặc dù công việc đua đón cháu trở thành một quy trình “công nghệ”, nhưng cũng không ít việc phát sinh hàng ngày cần xử lý. Trước hết là sức khỏe của ông, bà không phải lúc nào cũng đảm bảo khi ở tuổi đã cao nhất là khi mắt kém, người mỏi mệt hay thiếu đi sự phản ứng nhanh nhẹn xử lý giao thông, xử lý tình huống phát sinh như gặp kẻ xấu hay gặp sự cố. Sức khỏe, nhu cầu của cháu cũng đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ tương tác với ông bà hàng ngày. Chiều theo những đòi hỏi, yêu cầu của cháu như mua quà, cho cháu ăn quà cũng có thể dẫn đến sự cố sức khỏe ngoài ý muốn. Chăm sóc hay dạy dỗ cháu không đúng yêu cầu của bố mẹ, cũng có thể dẫn đến những tranh cãi, tranh luận, thậm chí phát sinh những xung đột giữa ông bà và bố mẹ…
Để người cao tuổi có thể tham gia đưa đón cháu đi học rất cần sự nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng của ông, bà với bố, mẹ cháu. Trước hết là quãng đường và lịch trình của các cháu hàng ngày cần được cân nhắc, tính toán một cách khoa học như phương tiện đi lại là đi bộ, đi xe điện, xe máy, ô tô, taxi hay phương tiện công cộng. Trên quãng đường đi nếu xảy ra những sự cố như hỏng xe, va chạm giao thông thì phương án xử lý là gì. Việc cháu dạy sớm chuẩn bị đi học ông, bà làm việc gì, bố, mẹ làm việc gì? Đưa cháu đi học có cho ăn sáng không, ăn sáng ở đâu, như thế nào, đón cháu về có cho ăn nhẹ không, đưa cháu về nhà hay đi học thêm…
Cả ông bà lẫn bố mẹ đều có quan điểm riêng, đều có lý lẽ riêng trong nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục cháu, tuy nhiên gia đình cần có phương án thống nhất để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho cả cháu lẫn người cao tuổi. Đặc biệt trong vấn đề giáo dục, thường có những mâu thuẫn giữa thế hệ ông, bà với thế hệ bố, mẹ trước những đòi hỏi của cháu. Đối thoại gia đình, đối thoại thế hệ luôn là sự cần thiết để duy trì sợi dây tình cảm và thực hiện chức năng gia đình. Để đối thoại gia đình có hiệu quả cần phải duy trì nguyên tắc tôn trọng, góp ý, lắng nghe và tiếp thu, không được phân định vai vế hay quyền lực để áp đặt ý kiến, suy nghĩ chủ quan lên các thành viên khác trong gia đình.
Bên cạnh những vấn đề về điều kiện tính chất công việc đưa đón cháu, cũng cần chuẩn bị tâm lý và hỗ trợ tâm lý tích cực cho ông bà, trẻ nhỏ khi ông bà thực hiện nhiệm vụ đưa đón cháu. Các bậc phụ huynh cũng nên suy nghĩ đây là hoạt động tích cực, chứ không phải đó là công việc “bất biến” của ông bà, rồi từ đó rũ bỏ trách nhiệm người làm cha, làm mẹ. Cần biết động viên ông bà đúng lúc, kịp thời, hỗ trợ thêm cho ông bà, nhất là khi có sự cố xảy ra như khi ông bà ốm, đau, bệnh tật hay đang bận rộn một công việc thời vụ khác.
Hiện nay không hiếm việc phụ huynh gửi cháu cho ông bà chăm sóc, đưa đón cháu đi học, hay dạy dỗ cháu. Đây là nét đẹp của gia đình hiện đại, đáp ứng nhu cầu của cả 3 thế hệ trong gia đình. Người cao tuổi đưa đón con cháu là hiện tượng ngày càng phổ biến, nhưng cần chuyên nghiệp hơn hướng đến giải quyết vấn đề lớn trong gia đình, đem lại ích lợi chung cho xã hội, phát huy vai trò người cao tuổi trong tiếp biến văn hóa giữa các thế hệ.
Việc đưa con đi đến trường, đón con hàng ngày khi con cái trong độ tuổi vị thành niên hoàn toàn không phải công việc nhẹ nhàng, trái lại tiêu tốn khá nhiều công sức, quỹ thời gian của các vị phụ huynh. Chỉ nói riêng việc học chính khóa, từ việc chuẩn bị quần áo, sách vở cho con, lo cho con ăn uống đầy đủ, đưa đón, con đúng giờ, đáp ứng những nhu cầu của con như quy trình công nghệ phức tạp mà mỗi phụ huynh, mỗi gia đình phải tự cài đặt, thiết lập cho mình và thực hiện tuần tự. Chỉ cần một chút sơ sẩy, không toàn tâm, toàn ý sẽ có thể nảy sinh nhiều vấn đề hay những sự việc ngoài ý muốn xảy ra.

Ảnh minh họa, nguồn Internet
Xu hướng trong nhiều gia đình hiện nay phụ huynh không thể hoàn thành vai trò “kép” giữa con cái và công việc hàng ngày nên chọn giải pháp nhờ cậy ông bà, người cao tuổi trong gia đình đảm nhận “nhiệm vụ” khó khăn này. Từ những thảo luận, “phân công nhiệm vụ gia đình” mà ngày nay cũng không hiếm những cảnh sáng sớm tại các công trường tiểu học, trung học cơ sở là hình ảnh những ông, bà, mái tóc điểm bạc, vai đeo ba lô học sinh, tay cầm cái bánh, gói xôn, chai nước dắt cháu đến cổng trường. Nhiều ông, bà cũng chở xe máy cháu trên các đường phố. Có khi một cháu, khi hai, ba cháu…
Với vị trí ông, bà, họ đã trải nghiệm một quá trình thực hiện thiên chức khá dài trong thời kỳ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái vị thành niên. Giờ ở tuổi “cổ lai hy”, ít khi họ lại từ chối cơ hội làm “cha”, làm “mẹ” lần 2 khi vừa nhận sự “nhờ vả” của con cái, dành thời chăm sóc những đứa cháu mình, nhất là với hình tượng tự mình dắt tay, đưa cháu nhỏ đến cánh cửa mở ra tri thức và đạo lý.

Ảnh minh họa, nguồn Internet
Người cao tuổi, ở độ tuổi nghỉ ngơi, nhưng tâm lý luôn hướng đến gia đình, sống vui, khỏe và có ích. Họ cũng có ngân quỹ thời gian khá thoải mái nên coi đưa đón cháu đi học không phải là “nhiệm vụ” khá nặng nề, hay “bất khả thi” như con cái. Những người khoảng từ u60 đến u70 thì vẫn sử dụng xe đạp, xe máy tham gia giao thông bình thường. Một quãng đường vài km di chuyển hàng ngày không phải là trở ngại khi người cao tuổi vẫn còn đủ sức khỏe, sự tỉnh táo và minh mẫn. Niềm vui không chỉ đơn giản là trách nhiệm, là mục tiêu “sống có ích”, mà còn là sự gần gũi, gắn kết thế hệ trẻ. Sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ là liều thuốc tinh thần và động lực sống cho người cao tuổi. Vì vậy, cũng có nhiều người cao tuổi nhiệt tình, hăng hái nhận trách nhiệm với con cháu mà ít khi có sự phàn nàn hay kêu ca gì.Thực tế cho thấy việc đưa đón con trẻ đi học, không chỉ là công việc của một người chạy xe ôm bình thường. Trẻ em hiện nay có rất nhiều nhu cầu vật chất, tinh thần, chăm sóc khác nhau tuy thuộc vào quan niệm các em và gia đình. Đưa đón cháu đi học, có nghĩa là ông, bà phải tham gia quá trình chuẩn bị cho cháu đến trường, chuẩn bị quần áo, đồng phục, khăn quàng đỏ cho cháu, kiểm tra sách vở, balo đi học, gọi cháu dạy đúng giờ, giúp cháu vệ sinh cá nhân, có thể tham gia chuẩn bị bữa sáng cho cháu, hoặc mua quà bánh cho cháu ăn sáng, xử lý các việc phát sinh cháu yêu cầu… Việc đón cháu cũng không hề đơn giản khi ông bà đến sớm, chờ cháu, tìm cháu, đón được cháu, đưa cháu về đúng giờ, thậm chí cho cháu ăn, hoặc tắm giặt hay dạy học tiếp cho cháu…
Mặc dù công việc đua đón cháu trở thành một quy trình “công nghệ”, nhưng cũng không ít việc phát sinh hàng ngày cần xử lý. Trước hết là sức khỏe của ông, bà không phải lúc nào cũng đảm bảo khi ở tuổi đã cao nhất là khi mắt kém, người mỏi mệt hay thiếu đi sự phản ứng nhanh nhẹn xử lý giao thông, xử lý tình huống phát sinh như gặp kẻ xấu hay gặp sự cố. Sức khỏe, nhu cầu của cháu cũng đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ tương tác với ông bà hàng ngày. Chiều theo những đòi hỏi, yêu cầu của cháu như mua quà, cho cháu ăn quà cũng có thể dẫn đến sự cố sức khỏe ngoài ý muốn. Chăm sóc hay dạy dỗ cháu không đúng yêu cầu của bố mẹ, cũng có thể dẫn đến những tranh cãi, tranh luận, thậm chí phát sinh những xung đột giữa ông bà và bố mẹ…
Để người cao tuổi có thể tham gia đưa đón cháu đi học rất cần sự nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng của ông, bà với bố, mẹ cháu. Trước hết là quãng đường và lịch trình của các cháu hàng ngày cần được cân nhắc, tính toán một cách khoa học như phương tiện đi lại là đi bộ, đi xe điện, xe máy, ô tô, taxi hay phương tiện công cộng. Trên quãng đường đi nếu xảy ra những sự cố như hỏng xe, va chạm giao thông thì phương án xử lý là gì. Việc cháu dạy sớm chuẩn bị đi học ông, bà làm việc gì, bố, mẹ làm việc gì? Đưa cháu đi học có cho ăn sáng không, ăn sáng ở đâu, như thế nào, đón cháu về có cho ăn nhẹ không, đưa cháu về nhà hay đi học thêm…
Cả ông bà lẫn bố mẹ đều có quan điểm riêng, đều có lý lẽ riêng trong nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục cháu, tuy nhiên gia đình cần có phương án thống nhất để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho cả cháu lẫn người cao tuổi. Đặc biệt trong vấn đề giáo dục, thường có những mâu thuẫn giữa thế hệ ông, bà với thế hệ bố, mẹ trước những đòi hỏi của cháu. Đối thoại gia đình, đối thoại thế hệ luôn là sự cần thiết để duy trì sợi dây tình cảm và thực hiện chức năng gia đình. Để đối thoại gia đình có hiệu quả cần phải duy trì nguyên tắc tôn trọng, góp ý, lắng nghe và tiếp thu, không được phân định vai vế hay quyền lực để áp đặt ý kiến, suy nghĩ chủ quan lên các thành viên khác trong gia đình.

Ảnh minh họa, nguồn Internet
Bên cạnh những vấn đề về điều kiện tính chất công việc đưa đón cháu, cũng cần chuẩn bị tâm lý và hỗ trợ tâm lý tích cực cho ông bà, trẻ nhỏ khi ông bà thực hiện nhiệm vụ đưa đón cháu. Các bậc phụ huynh cũng nên suy nghĩ đây là hoạt động tích cực, chứ không phải đó là công việc “bất biến” của ông bà, rồi từ đó rũ bỏ trách nhiệm người làm cha, làm mẹ. Cần biết động viên ông bà đúng lúc, kịp thời, hỗ trợ thêm cho ông bà, nhất là khi có sự cố xảy ra như khi ông bà ốm, đau, bệnh tật hay đang bận rộn một công việc thời vụ khác.
Hiện nay không hiếm việc phụ huynh gửi cháu cho ông bà chăm sóc, đưa đón cháu đi học, hay dạy dỗ cháu. Đây là nét đẹp của gia đình hiện đại, đáp ứng nhu cầu của cả 3 thế hệ trong gia đình. Người cao tuổi đưa đón con cháu là hiện tượng ngày càng phổ biến, nhưng cần chuyên nghiệp hơn hướng đến giải quyết vấn đề lớn trong gia đình, đem lại ích lợi chung cho xã hội, phát huy vai trò người cao tuổi trong tiếp biến văn hóa giữa các thế hệ.