ĐÁM CƯỚI – ĐÓN XUÂN TRONG THỜI CHIẾN
Đăng lúc: 2025-02-10 13:03:00
|
Bởi: admin
|
Lượt xem: 2472
|
Chuyên mục: Tinh hoa nghề Việt
Tạp chí “Truyền thống và phát triển” chia vui cùng vợ chồng GS.TS Đặng Cảnh Khanh và GS.TS Lê thị Quý nhân dịp kỷ niệm đám cưới “vàng” của hai vợ chồng giáo sư. Một đám cưới tối giản nhưng lại vô cùng ấn tượng bởi đó là sự kết tinh của tình yêu, tâm hồn và những cảm xúc đồng điệu giữa 2 người phóng viên thời chiến. Nhân ngày đầu xuân mới, chúng tôi gửi tặng bạn đọc phần viết cảm động và sâu sắc mà GS Lê Thị Quý đã ghi lại trong cuốn hồi ký “Viết tên từ ký ức” của mình để chúng ta hiểu thêm về một đám cưới của một gia đình trí thức, công chức trong thời chiến tranh khi đó
Một ngày đầu tháng giêng năm 1974, tôi đến thăm bố anh là GS Vũ Khiêu bị ốm. Ông nằm trong giường và bảo: “Các con chuẩn bị đi, 10 ngày nữa thì cưới. Bố vừa lĩnh nhuận bút tái bản quyển Đẹp. Nếu không cưới thì vài tuần nữa là hết tiền lại phải đợi lâu đấy”.
Tôi sửng sốt nhìn ông. Là nhà Nho học truyền thống mà ông sống “Tây” thật. Nhưng ông nói đúng, chúng tôi là hai phóng viên thời chiến nghèo, lương được mấy chục đồng bạc, hàng tháng không đủ tiêu thì làm gì có tiền làm đám cưới. Tôi đã sắp 24 tuổi rồi còn anh sắp 27 tuổi. Nhà tôi cũng chẳng có gì, mẹ mất. Mấy năm nay cha ốm yếu sau vụ tai biến nên gần như không làm được gì.
Khi tôi báo tin cho cha và các chị em tôi thì ai cũng ngạc nhiên nhưng không ai phản đối cả. Chúng tôi đã yêu hai năm với bao nhiêu thử thách sống chết cùng bom đạn và cũng đủ lớn để lập gia đình. Mọi người trong nhà ai cũng yêu quý chàng rể thông minh và hiền hậu này.
Ngày 12/1/1974, đám cưới chúng tôi diễn ra tại hội trường của Ủy ban Khoa học xã hội, 27 Trần Xuân Soạn nơi bố chồng tôi làm việc. Đám cưới trong chiến tranh nên rất đơn giản chỉ có bánh kẹo và thuốc lá. Tôi không có nhẫn cưới, dây chuyền, không có trầu cau ăn hỏi, áo dài phải mượn của chị Huệ, bạn chị Mỵ ở Nam Định, còn hoa trắng cài đầu là do mẹ nuôi tôi là mẹ Mai Hương, bạn thân của tôi ở số 5 phố Chả Cá tự tay làm cho. Tôi về nhà chồng với hai bàn tay trắng.
Đám cưới của chúng tôi kỳ lạ đến mức mỗi lần nghĩ lại tôi lại ứa nước mắt về những điều vừa vui vẻ vừa bi hài đáng nhớ ấy, những điều mà lớp trẻ bây giờ chẳng thể hình dung ra nổi.
Không có tiền in Thiếp mời nên chú rể vẽ bằng tay từng cái một, rất đẹp mà dường như chẳng cái nào giống cái nào. Anh vẽ theo cảm hứng tùy thuộc vào từng người nhận là ai. Người chụp ảnh cưới là anh bạn đồng nghiệp của chúng tôi, phóng viên ảnh Trần Sơn của Việt Nam thông tấn xã. Trang trí phòng cưới là anh cùng đám bạn họa sĩ. Dàn nhạc gồm các “nhạc công phong trào” rất máu lửa vốn là các bạn thân của em Hạ. Xe đón dâu được bố chồng tôi mượn của đoàn cải lương Nam Bộ vừa đưa đoàn hát từ hỏa tuyến về còn phủ đầy bụi đường do anh rể của anh lái. Tiệc cưới ở nhà gái còn có cỗ còn nhà trai chỉ có cháo gà.
Ngày nay nhìn các cô dâu, chú rể làm đám cưới sang trọng đắt tiền với những bàn tiệc đầy đủ sơn hào, hải vị, những thủ tục, những nghi lễ cầu kỳ, hoành tráng, tôi lại chạnh lòng vừa thấy thương lại vừa thấy tự hào về mình.
Xe đón dâu lao vun vút đưa chúng tôi đến phòng cưới vì còn phải lo về sớm để chở nghệ sỹ đi duyệt vở mới. Khi xe từ phía chợ Hôm bắt đầu rẽ vào đường Trần Xuân Soạn thì bắt đầu nghe tiếng pháo nổ ròn rã, đám trẻ con lao ra đường hò hét ầm ỹ. Cuộc sống tạm bình yên trước trận chiến cam go cuối cùng, nên chúng được trở về từ các khu sơ tán và thỏa sức chạy nhảy mừng đám cưới.
Chúng tôi bước xuống xe như những nguyên thủ quốc gia trong sự tiếp đón náo nhiệt từ hai bên đường. Vào đến cửa tôi hơi choáng váng vì phòng được trang trí khá đẹp, tinh tế và lãng mạn. Phông chính ghi tên tôi và tên anh bên cạnh các cánh chim bay vút lên bầu trời đầy sao và hoa. Xung quanh tường có khoảng hơn chục bức tranh, màu sắc và ánh sáng tuyệt đẹp. Mỗi bức lại phảng phất những nét phá cách của danh họa Pablo Ruiz Picasso và Herry Matisse.
Sau này tôi mới được anh cho biết những bức tranh này do anh cùng hai người bạn anh là họa sỹ Thành Chương và họa sỹ Trần Quang Vinh vẽ. Đây là một món quà bất ngờ mà anh muốn tặng cho tôi. Họ vẽ vội bằng bột màu trên giấy nên vẽ rất phóng khoáng. Khi đó Thành Chương là họa sỹ quân đội thuộc binh chủng công binh. Anh chưa nổi tiếng thế giới, chưa bán được hàng nghìn đô la một bức tranh như bây giờ. Tuy nhiên chúng tôi lại thích những bức tranh vẽ không khuôn phép, không màu mè và rất hợp với chúng tôi.
Sau đám cưới, chúng tôi cuộn tranh lại và cất đi cẩn thận. Thế rồi các lần chuyển nhà, cuộc sống chiến tranh, tất bật kiếm sống đã làm chúng tôi đánh mất những bức tranh quý giá ấy.
Đám cưới của chúng tôi còn có một ban nhạc “sống” tuyệt vời, nhóm nhạc nghiệp dư bạn chú Hạ nhưng chơi rất chuyên nghiệp, hiện đại, đẳng cấp và rất nhiệt tình. Họ có đủ một dàn ghita và trống. Họ chơi say sưa và hát như “lên đồng”, những bài rất nổi tiếng thời đó của nhóm “The Beatle” như “Obladi oblada”, “Don\’t let me down”. Có lẽ nhờ họ mà sau này tôi yêu thích nhóm nhạc “The Beatle” một cách cuồng nhiệt.
Không có nhà cho cặp vợ chồng mới ở, phân xã Hà Nội nơi tôi và anh công tác đã quyết định cho chúng tôi mượn tạm một góc nhà của phân xã ở phố Nguyễn Du gần hồ Thiền Quang để kê một cái giường và treo một cái “ruy đô” để ngăn cách với chỗ làm việc của các phóng viên.
Ban ngày thì phải xếp hết chăn màn vào tủ, mở “ruy đô” ra để lấy chỗ làm việc. Ban đêm thì dường như cả phòng làm việc là của chúng tôi. Ăn uống thì phải tự nấu lấy, bếp dầu, nồi xoong thì giấu dưới gầm giường. Vòi nước tập thể ở đầu nhà, rất tiện. Nhà vệ sinh thì phải vòng ra sân sau.
Như thế cũng là tốt rồi, vả lại tài sản của chúng tôi cũng chẳng có gì, ngoài mấy bộ quần áo, sách vở. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn thấy mình may mắn lắm. Bây giờ nhớ lại, tôi vẫn thầm cảm ơn anh Hồng Phối, phân xã trưởng Phân xã Hà Nội ngày ấy đã rộng lượng và tử tế với chúng tôi.
Chúng tôi không có tuần trăng mật vì không được nghỉ một ngày nào sau đám cưới và cũng không có tiền. Ngày đi làm, tối về ở trong Phân xã nhưng đối với tôi, không khí ấm cũng của những ngày mới kết hôn thật huyền diệu làm tôi như sống trong một giấc mơ không thực. Chúng tôi được tự do chăm sóc nhau, không phải e sợ ai hoặc điều gì. Sau bữa cơm chiều đạm bạc ở nhà chồng, tôi mua mấy quả trứng gà về luộc trên cái bếp dầu hỏa nhỏ, thế là hai đứa vừa ăn vừa nói chuyện không ngớt.
Có hôm, chúng tôi đi “cải thiện” bằng bát phở hoặc mì vằn thắn rồi đèo nhau đi một số tuyến phố trung tâm Hà Nội trên chiếc xe Vĩnh Cửu, con ngựa chiến già quen thuộc của chúng tôi. Không khí lành lạnh, dịu dàng, phố xá yên tĩnh về đêm, tôi gục đầu vào lưng anh và càng thấy yêu gia đình nhỏ của mình.
Mấy hôm sau, bố tôi mở một bữa tiệc nhỏ tại nhà để đãi bạn bè. Bố chồng tôi mời khoảng 10 người bạn thân là những nghệ sỹ lớn của Việt Nam lúc đó đến mừng đám cưới chúng tôi là các ông họa sỹ Diệp Minh Châu, nghệ sỹ Lưu Chi Lăng, giám đốc đoàn cải lương Nam Bộ, nhà thơ Hoàng Trung Thông, họa sỹ Mai Văn Hiến, họa sỹ Trọng Kiệm, họa sỹ Mai Long và một số chú ở đoàn cải lương như Sỹ Tiến. Nhà chật, bố kê một cái bàn dài nhỏ dọc theo nhà. Các chú ngồi trên sàn uống rượu. Vợ chồng tôi ngồi tiếp khách. Một chú mở đài có băng một bài hát cải lương có câu: “Đã bao lần xuân qua rồi xuân đến; Giây phút này mới thật là… xuân”. Các chú cười ồ lên còn tôi ngượng quá. Các chú đã có một lối chúc mừng tao nhã và độc đáo.
Thế rồi vài tháng sau, cuối cùng chúng tôi cũng được cơ quan phân cho một căn buồng 9m2 ở khu nhà lá, vách đất trong khu tập thể cơ quan Thông tấn xã Việt Nam dựng trên bãi rác cũ cuối dốc Thọ Lão. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới của gia đình mình tại đây. Nhà chỉ đủ kê một chiếc giường đôi, một chiếc tủ con đựng quần áo và một chiếc bàn con để tiếp khách. Những bữa cơm nấu cho hai người ăn, dù thức ăn không nhiều nhưng đủ chất và rất ấm cúng. Tôi cố gắng mua chút ít thịt, cá, trứng, mua cua về giã cho bữa ăn được ngon lành, phong phú. Anh đã đỡ gầy hơn do không phải thức khuya và được ăn uống đầy đủ. Anh nói: “Từ khi có vợ, anh mới được ăn ngon và đủ chất thế này”.
Khi tôi báo tin cho cha và các chị em tôi thì ai cũng ngạc nhiên nhưng không ai phản đối cả. Chúng tôi đã yêu hai năm với bao nhiêu thử thách sống chết cùng bom đạn và cũng đủ lớn để lập gia đình. Mọi người trong nhà ai cũng yêu quý chàng rể thông minh và hiền hậu này.
Ngày 12/1/1974, đám cưới chúng tôi diễn ra tại hội trường của Ủy ban Khoa học xã hội, 27 Trần Xuân Soạn nơi bố chồng tôi làm việc. Đám cưới trong chiến tranh nên rất đơn giản chỉ có bánh kẹo và thuốc lá. Tôi không có nhẫn cưới, dây chuyền, không có trầu cau ăn hỏi, áo dài phải mượn của chị Huệ, bạn chị Mỵ ở Nam Định, còn hoa trắng cài đầu là do mẹ nuôi tôi là mẹ Mai Hương, bạn thân của tôi ở số 5 phố Chả Cá tự tay làm cho. Tôi về nhà chồng với hai bàn tay trắng.

Phóng viên Đặng Cảnh Khanh và phóng viên Lê Thị Quý trong ngày cưới 12/1/1974
Anh cũng vậy, anh phải mượn bộ áo “vét” của ông anh rể mang về từ Đức. Tôi thấy anh ăn mặc lịch sự thì trông rất “ngố” và già hẳn đi. Vì lo cho đám cưới nên anh càng hốc hác, gày gò. Khi đưa dâu về phòng cưới, lũ trẻ con đi xem cứ hét lên: “Cô dâu tham giàu mà lấy chồng già”. Tội nghiệp cho anh và tôi, nghèo “rớt mồng tơi”. Tôi cứ tủm tỉm cười khi đang làm lễ và ngó sang chồng nhưng anh tỉnh bơ như không nghe thấy gì.Đám cưới của chúng tôi kỳ lạ đến mức mỗi lần nghĩ lại tôi lại ứa nước mắt về những điều vừa vui vẻ vừa bi hài đáng nhớ ấy, những điều mà lớp trẻ bây giờ chẳng thể hình dung ra nổi.
Không có tiền in Thiếp mời nên chú rể vẽ bằng tay từng cái một, rất đẹp mà dường như chẳng cái nào giống cái nào. Anh vẽ theo cảm hứng tùy thuộc vào từng người nhận là ai. Người chụp ảnh cưới là anh bạn đồng nghiệp của chúng tôi, phóng viên ảnh Trần Sơn của Việt Nam thông tấn xã. Trang trí phòng cưới là anh cùng đám bạn họa sĩ. Dàn nhạc gồm các “nhạc công phong trào” rất máu lửa vốn là các bạn thân của em Hạ. Xe đón dâu được bố chồng tôi mượn của đoàn cải lương Nam Bộ vừa đưa đoàn hát từ hỏa tuyến về còn phủ đầy bụi đường do anh rể của anh lái. Tiệc cưới ở nhà gái còn có cỗ còn nhà trai chỉ có cháo gà.
Ngày nay nhìn các cô dâu, chú rể làm đám cưới sang trọng đắt tiền với những bàn tiệc đầy đủ sơn hào, hải vị, những thủ tục, những nghi lễ cầu kỳ, hoành tráng, tôi lại chạnh lòng vừa thấy thương lại vừa thấy tự hào về mình.
Xe đón dâu lao vun vút đưa chúng tôi đến phòng cưới vì còn phải lo về sớm để chở nghệ sỹ đi duyệt vở mới. Khi xe từ phía chợ Hôm bắt đầu rẽ vào đường Trần Xuân Soạn thì bắt đầu nghe tiếng pháo nổ ròn rã, đám trẻ con lao ra đường hò hét ầm ỹ. Cuộc sống tạm bình yên trước trận chiến cam go cuối cùng, nên chúng được trở về từ các khu sơ tán và thỏa sức chạy nhảy mừng đám cưới.
Chúng tôi bước xuống xe như những nguyên thủ quốc gia trong sự tiếp đón náo nhiệt từ hai bên đường. Vào đến cửa tôi hơi choáng váng vì phòng được trang trí khá đẹp, tinh tế và lãng mạn. Phông chính ghi tên tôi và tên anh bên cạnh các cánh chim bay vút lên bầu trời đầy sao và hoa. Xung quanh tường có khoảng hơn chục bức tranh, màu sắc và ánh sáng tuyệt đẹp. Mỗi bức lại phảng phất những nét phá cách của danh họa Pablo Ruiz Picasso và Herry Matisse.
Sau này tôi mới được anh cho biết những bức tranh này do anh cùng hai người bạn anh là họa sỹ Thành Chương và họa sỹ Trần Quang Vinh vẽ. Đây là một món quà bất ngờ mà anh muốn tặng cho tôi. Họ vẽ vội bằng bột màu trên giấy nên vẽ rất phóng khoáng. Khi đó Thành Chương là họa sỹ quân đội thuộc binh chủng công binh. Anh chưa nổi tiếng thế giới, chưa bán được hàng nghìn đô la một bức tranh như bây giờ. Tuy nhiên chúng tôi lại thích những bức tranh vẽ không khuôn phép, không màu mè và rất hợp với chúng tôi.
Sau đám cưới, chúng tôi cuộn tranh lại và cất đi cẩn thận. Thế rồi các lần chuyển nhà, cuộc sống chiến tranh, tất bật kiếm sống đã làm chúng tôi đánh mất những bức tranh quý giá ấy.

Ông Đặng Cảnh Khanh và bà Lê Thị Quý năm 1986
Đám cưới của chúng tôi còn có một ban nhạc “sống” tuyệt vời, nhóm nhạc nghiệp dư bạn chú Hạ nhưng chơi rất chuyên nghiệp, hiện đại, đẳng cấp và rất nhiệt tình. Họ có đủ một dàn ghita và trống. Họ chơi say sưa và hát như “lên đồng”, những bài rất nổi tiếng thời đó của nhóm “The Beatle” như “Obladi oblada”, “Don\’t let me down”. Có lẽ nhờ họ mà sau này tôi yêu thích nhóm nhạc “The Beatle” một cách cuồng nhiệt.
Không có nhà cho cặp vợ chồng mới ở, phân xã Hà Nội nơi tôi và anh công tác đã quyết định cho chúng tôi mượn tạm một góc nhà của phân xã ở phố Nguyễn Du gần hồ Thiền Quang để kê một cái giường và treo một cái “ruy đô” để ngăn cách với chỗ làm việc của các phóng viên.
Ban ngày thì phải xếp hết chăn màn vào tủ, mở “ruy đô” ra để lấy chỗ làm việc. Ban đêm thì dường như cả phòng làm việc là của chúng tôi. Ăn uống thì phải tự nấu lấy, bếp dầu, nồi xoong thì giấu dưới gầm giường. Vòi nước tập thể ở đầu nhà, rất tiện. Nhà vệ sinh thì phải vòng ra sân sau.
Như thế cũng là tốt rồi, vả lại tài sản của chúng tôi cũng chẳng có gì, ngoài mấy bộ quần áo, sách vở. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn thấy mình may mắn lắm. Bây giờ nhớ lại, tôi vẫn thầm cảm ơn anh Hồng Phối, phân xã trưởng Phân xã Hà Nội ngày ấy đã rộng lượng và tử tế với chúng tôi.
Chúng tôi không có tuần trăng mật vì không được nghỉ một ngày nào sau đám cưới và cũng không có tiền. Ngày đi làm, tối về ở trong Phân xã nhưng đối với tôi, không khí ấm cũng của những ngày mới kết hôn thật huyền diệu làm tôi như sống trong một giấc mơ không thực. Chúng tôi được tự do chăm sóc nhau, không phải e sợ ai hoặc điều gì. Sau bữa cơm chiều đạm bạc ở nhà chồng, tôi mua mấy quả trứng gà về luộc trên cái bếp dầu hỏa nhỏ, thế là hai đứa vừa ăn vừa nói chuyện không ngớt.
Có hôm, chúng tôi đi “cải thiện” bằng bát phở hoặc mì vằn thắn rồi đèo nhau đi một số tuyến phố trung tâm Hà Nội trên chiếc xe Vĩnh Cửu, con ngựa chiến già quen thuộc của chúng tôi. Không khí lành lạnh, dịu dàng, phố xá yên tĩnh về đêm, tôi gục đầu vào lưng anh và càng thấy yêu gia đình nhỏ của mình.
Mấy hôm sau, bố tôi mở một bữa tiệc nhỏ tại nhà để đãi bạn bè. Bố chồng tôi mời khoảng 10 người bạn thân là những nghệ sỹ lớn của Việt Nam lúc đó đến mừng đám cưới chúng tôi là các ông họa sỹ Diệp Minh Châu, nghệ sỹ Lưu Chi Lăng, giám đốc đoàn cải lương Nam Bộ, nhà thơ Hoàng Trung Thông, họa sỹ Mai Văn Hiến, họa sỹ Trọng Kiệm, họa sỹ Mai Long và một số chú ở đoàn cải lương như Sỹ Tiến. Nhà chật, bố kê một cái bàn dài nhỏ dọc theo nhà. Các chú ngồi trên sàn uống rượu. Vợ chồng tôi ngồi tiếp khách. Một chú mở đài có băng một bài hát cải lương có câu: “Đã bao lần xuân qua rồi xuân đến; Giây phút này mới thật là… xuân”. Các chú cười ồ lên còn tôi ngượng quá. Các chú đã có một lối chúc mừng tao nhã và độc đáo.
Thế rồi vài tháng sau, cuối cùng chúng tôi cũng được cơ quan phân cho một căn buồng 9m2 ở khu nhà lá, vách đất trong khu tập thể cơ quan Thông tấn xã Việt Nam dựng trên bãi rác cũ cuối dốc Thọ Lão. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới của gia đình mình tại đây. Nhà chỉ đủ kê một chiếc giường đôi, một chiếc tủ con đựng quần áo và một chiếc bàn con để tiếp khách. Những bữa cơm nấu cho hai người ăn, dù thức ăn không nhiều nhưng đủ chất và rất ấm cúng. Tôi cố gắng mua chút ít thịt, cá, trứng, mua cua về giã cho bữa ăn được ngon lành, phong phú. Anh đã đỡ gầy hơn do không phải thức khuya và được ăn uống đầy đủ. Anh nói: “Từ khi có vợ, anh mới được ăn ngon và đủ chất thế này”.

GS. Đặng Cảnh Khanh và GS. Lê Thị Quý năm 2022
Thực tế nhà anh đông người và lương của các cụ cũng hạn chế. Mẹ anh ăn lương về hưu non, chỉ khoảng 30 đ/ tháng. Gia đình còn phải nuôi dưỡng bà ngoại anh nên rất thiếu thốn. Lúc này. chúng tôi lại còn phải chuẩn bị đón đứa con đầu lòng và tôi cũng rất lo cho kinh tế gia đình trong những ngày sắp tới. Tiền nhuận ảnh của anh cũng không nhiều và bài toán kinh tế thật là hóc búa với những thanh niên mới lập gia đình trong thời chiến như chúng tôi. Nhiều khi nó át cả nỗi vui sướng của hai tâm hồn được tự do yêu nhau.
Khu nhà lá dựng tạm với những cái cửa mỏng manh làm bằng phên nứa của chúng tôi đã rất mất an toàn. Bốn tháng sau khi cưới, kẻ gian đạp đổ cửa leo vào và ăn trộm hết cả đồ đạc và chút quà mừng cưới.
Đi làm về, thấy nhà bị dọn sạch, tôi ôm cái bụng bầu 3 tháng đứng lặng đi trước những dấu chân thô kệch còn in hằn trên cái bàn cũ trong vách bếp. Cửa sổ chỉ to bằng cái lỗ thông hơi trong nhà buộc bằng lạt và cót đã bị bung nát. Đúng là các cụ nói: “Chó cắn áo rách”. Thế là chúng tôi chả còn gì cho mình trong những ngày đầu chung sống.
Chúng tôi cũng chẳng biết nên khóc hay nên cười nữa vì những thứ kẻ trộm lấy cũng chẳng có gì đáng giá: cái vỏ chăn mới, quần áo cũ. Đồ mừng cưới là cái quạt máy nhỏ xíu bằng bàn tay, mấy cái nồi xoong mới, cái phích đựng nước nóng, bánh xà phòng thơm… Chắc trộm là kẻ quen trong khu tập thể. Chúng tôi báo công an cho đúng thủ tục nhưng rồi tất cả cũng rơi vào trong im lặng. Vụ trộm này so với chúng tôi thì to nhưng so với công việc đang bận rộn của công an thì chỉ nhỏ như con muỗi.
Vụ mất trộm buộc chúng tôi phải sửa lại túp lều tranh đúng nghĩa của mình vì dù sao một đứa con nhỏ cúng sắp gia nhập vào căn lều này. Thế là bạn bè đến, người góp tiền, người góp công. Việc làm của họ đã an ủi chúng tôi rất nhiều sau tai nạn. Căn lều được đẩy thêm ra phía ngoài 80 cm. Chúng tôi đan một tấm phên thưa bằng tre rồi trộn với vôi và rơm trát lên. Như vậy cũng được một bức tường, tuy không đủ chắc chắn nhưng cũng ấm áp. Khi chúng tôi làm xong thì Bùi Khởi Giang và Lưu Quang Vũ đến. Vũ bảo đùa rằng: “Mình chẳng biết làm gì, chỉ mang miệng đến ăn mừng thôi”. Thế rồi anh vẫn nhăn mặt vì bữa “tiệc” đón nhà mới chỉ có mấy chai rượu trắng nút lá chuối, mấy khoanh giò, đậu phụ rán với lạc rang.
Là phụ nữ, chủ nhà, tôi cứ ngượng mãi với các bạn của chồng. Chồng tôi bảo: “Không sao. Nó cũng tương xứng với cái vách đất nhà mình mà”. Tôi cứ ân hận mãi về chuyện này vì khi mình có nhà cửa tử tế thì anh Vũ đã không còn nữa.
Là phụ nữ, chủ nhà, tôi cứ ngượng mãi với các bạn của chồng. Chồng tôi bảo: “Không sao. Nó cũng tương xứng với cái vách đất nhà mình mà”. Tôi cứ ân hận mãi về chuyện này vì khi mình có nhà cửa tử tế thì anh Vũ đã không còn nữa.
Ngày 17/ 11/1974, tôi sinh con trai đầu lòng. Tôi sinh nở rất khó khăn, suýt chết vì sự tắc trách của cán bộ ngành Y và sự thiếu kinh nghiệm của hai vợ chồng. Con trai tôi cũng là cháu nội đích tôn của GS Vũ Khiêu. Thật may mắn vì con tôi sinh ra đã là những thời khắc cuối cùng của cuộc chiến khốc liệt nhưng đầy hào hùng mà hơn 20 năm thế hệ ông bà, bố mẹ con đã phải trải qua. Con trai tôi lớn lên không chỉ trong tình yêu vô bờ của bố mẹ và hai gia đình nội ngoại mà còn trong một đất nước thống nhất, hòa bình và phát triển.

Gia đình GS. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý năm 2022